Biến đổi khí hậu và quyền trẻ em

Khi các quan chức thế giới đang chuẩn bị ngồi lại bàn tròn Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu để tìm cách giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất đang đe dọa thế hệ hiện nay, Lord David Puttnam - Đại sứ Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc Anh - có bài bình luận về vấn đề quyền trẻ em với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này với bạn đọc.

"Trả giá đắt"

Cái giá mà trẻ em phải trả cho những ba, bốn thế hệ cha anh của mình gây ra là gì? Đó là một cái giá rất đắt.

Chỉ trong vòng một tháng qua, thế giới đã bị chấn động bởi hàng loạt thảm họa, chẳng hạn đợt bão và lũ ở Philippines mới đây.

Trước những thiên tai đã được dự báo không ngừng tăng lên về mức độ cũng như tần suất, Ủy ban liên chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (IPCC) nhấn mạnh hậu quả tàn khốc mà nhân loại phải đối mặt. Nếu chúng ta cứ tiếp tục thải chất thải ra môi trường thì chúng ta đã lựa chọn làm tăng sự nghèo đói, bất công và sự chết chóc cho trẻ em.

Chính thế hệ hiện nay đã tạo nên tình trạng hỗn loạn này. Tuy nhiên, điều cần làm rõ hiện nay là những người có trách nhiệm nhìn nhận như thế nào đối với thế hệ tương lai trong quá trình tìm ra giải pháp cho vấn đề khí hậu toàn cầu?

Một bài báo mới của Quỹ nhi đồng LHQ ở Anh - tựa đề “Biến đổi khí hậu, Quyền trẻ em và sự công bằng giữa các thế hệ” - đã chỉ rõ rõ trách nhiệm to lớn, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của trẻ em. Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề quyền nhân sinh, mà ảnh hưởng lớn nhất đến chúng ta là quyền trẻ em.

Con số 160.000 trẻ em chết mỗi năm ở vùng phụ cận Sahara (châu Phi) và Nam Á là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, đó chỉ là những đứa trẻ, những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất, dễ dàng bị cơn bão cuốn trôi. Quỹ nhi đồng LHQ của Anh và Hội liên hiệp Trẻ em và Biến đổi khí hậu đang nỗ lực đưa vấn đề công bằng giữa các thế hệ và quyền trẻ em vào dự thảo hội nghị biến đổi khí hậu.

Tính công bằng

Các quan chức thế giới không ngừng đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu và tương lai trẻ em trong các bài phát biểu của họ. Tổng thống Obama, trong bài diễn văn đầu tiên tại Liên hiệp quốc, đã công nhận rằng chúng ta đang “liều lĩnh để lại cho thế hệ tương lai một thảm họa tất yếu” nếu chúng ta không phản ứng ngay hôm nay.

Mặc dù vậy, ý tưởng đảm bảo sự công bằng giữa thế hệ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của biến đổi khí hậu và thế hệ phải gánh chịu trực tiếp hậu quả đó vẫn chưa được phản ánh cụ thể trong các chính sách giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Thay vào đó, các quan chức chỉ tập trung vào các giải pháp phù hợp với lợi ích ngắn hạn cho quốc gia họ.

Đại biểu trẻ em được chính thức công nhận tại hội nghị Copenhagen là một bước tiến quyết định đáng hoan nghênh, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm để trẻ em trở thành tâm điểm trong kết quả của các vòng đám phán.

Dưới góc độ quốc gia cũng như góc độ toàn cầu, cần có những giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai. Có nghĩa là phải giảm thiểu những tác động của lượng khí thải CO2 công nghiệp lên thế hệ tương lai.

Vì vậy, chúng ta hãy hành động ngay từ bây giờ thông qua việc đưa quyền lợi và nhu cầu của trẻ em vào trọng tâm của dự thảo chính sách thay đổi khí hậu toàn cầu. Trẻ em hiện tại và tương lai xứng đáng được sống trong một thế giới lành mạnh, công bằng và tương lai tươi sáng - những điều mà chúng ta cũng mong muốn được có.

Hội nghị Copenhagen mở ra một cơ hội để điều đó xảy ra, chúng ta phải nắm bắt trước khi quá muộn.

Theo Lê Giang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.