Cảm động người phụ nữ 15 năm chăm sóc cậu bé "vảy cá"

Đó là chuyện cảmđộng về người phụ nữ Anh 78 tuổi nỗ lực cứu giúp một em bé Việt Nam mắccăn bệnh ‘vảy cá’ quái ác suốt 15 năm trời.

Đó là chuyện cảmđộng về người phụ nữ Anh 78 tuổi nỗ lực cứu giúp một em bé Việt Nam mắccăn bệnh ‘vảy cá’ quái ác suốt 15 năm trời.

Đã 15 năm kể từkhi bà Branda Smith cùng chồng đến từ Benfleet, Essex lần đầu gặp em bémồ côi khuyết tật Minh Anh tại một trại trẻ mồ côi năm 1995, khi em mớilên 3 tuổi.

Cảm động người phụ nữ 15 năm chăm sóc cậu bé "vảy cá"

Bà Brenda Smith với Minh Anh trong lần viếng thăm gần đây 

Minh Anh được những đứa trẻ mồ côi đồng trang lứa tại làng Hòa bình TừDũ gọi là ‘Cá’ bởi em mắc phải chứng bệnh hiếm gặp ‘vảy cá’, di chứngcủa chất độc màu da cam trong chiến tranh chống Mỹ.

Tờ Daily Mail của Anh dẫn nguồn tin chưa được kiểm chứng nói, cậu béthường bị cột chặt vào giường hàng giờ đồng hồ, bởi các nhân viên trạitrẻ không thể ngăn cậu gãi lên lớp da luôn tróc vảy và ngứa ngáy.

Cảm động người phụ nữ 15 năm chăm sóc cậu bé "vảy cá"
Trong suốt 15 năm, năm nào bà Brenda cũng bay tới Việt Nam để thăm Minh Anh và đưa cậu ra ngoài dạo chơi 

Trở về nước, cặp đôi quyết tâm giúp đỡ những đứa trẻ tội nghiệp này. Tuynhiên, chồng bà đã qua đời sau đó ở tuổi 55 trong một cơn đau tim.

Kể lại những ngày đó, Brenda nói dù lòng đầy đau đớn, nhưng bà vẫn tớiViệt Nam lần nữa để hoàn thành tâm nguyện của chồng.

“Minh Anh đã lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống cô đơn của bà, mangtới mục đích sống mới và là lý do để tôi luôn muốn trở lại đất nước ĐôngNam Á xinh đẹp”, Brenda nói.

Cứ hàng năm kể từ lần gặp gỡ ‘định mệnh’, người phụ nữ này lại rời cănnhà của mình ở Anh và dành 3 tháng tới Việt Nam để thăm Minh Anh và đưaem rong ruổi trên những chuyến đi bằng xe máy.

Cảm động người phụ nữ 15 năm chăm sóc cậu bé "vảy cá"
Minh Anh tỏ ra rất vui khi được mẹ nuôi dẫn đi chơi

Hai người đã tìm được cách giao tiếp riêng, dù cậu bé Minh Anh – giờ đãlà chàng trai 18 tuổi, không nói được tiếng Anh, còn bà Brenda thì khôngbiết tiếng Việt.

Bà nhớ lại: “Khi tôi lần đầu gặp cậu bé tại bệnh viện Từ Dũ, cậu bị tróitừ sáng tới tối để không tự cào vào da mình. Các nhân viên bệnh việnkhông biết làm cách nào để giúp cậu ấy”.

Bà đưa ‘người bạn nhỏ tuổi’ thăm quan các cửa hiệu và nhà hàng, mua chocậu đồ ăn, quần áo, đồ chơi, và đối xử với cậu ân cần như một đứa connuôi.

Người phụ nữ này nói, bà vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm những biện phápchữa trị để sớm giúp Minh Anh có một cuộc sống tốt hơn, và cũng để hàngắn vết thương trong lòng bà.


Theo VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.