Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biểnThiết bị lặn điều khiển từ xa chụp hình nhiều dị vật nằm dưới đáy biển Java, được cho là các bộ phận của máy bay AirAsia mất tích hôm 28/12.

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biểnThiết bị lặn điều khiển từ xa chụp hình nhiều dị vật nằm dưới đáy biển Java, được cho là các bộ phận của máy bay AirAsia mất tích hôm 28/12.

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển
Giới truyền thông Indonesia đồng loạt thông báo, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mảnh vỡ có logo của AirAsia dưới đáy biển. Nó được nhận định là phần đuôi của máy bay xấu số. Ảnh: CNN
Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Trong một bức ảnh khác, phương tiện tìm kiếm phát hiện dòng chữ “PK-AXC”, số hiệu của phi cơ biến mất khỏi màn hình radar cùng 162 hành khách và thành viên phi hành đoàn hôm 28/12/2014. Ảnh: CNN

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Việc phát hiện đuôi máy bay mở ra cơ hội tìm thấy phần thân chiếc Airbus A320-200 mất tích. Người ta cũng dễ dàng khoanh vùng tìm kiếm hộp đen lưu trữ dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái của phi cơ gặp nạn. Chúng được xem là chìa khóa để giải mã sự cố với máy bay. Ảnh: CNN

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Trước đó, lực lượng cứu hộ cũng vớt được ghế hành hách của máy bay gặp nạn. Chúng được vớt lên tàu trước khi chuyển vào đất liền để phục vụ điều tra. Mặt nạ dưỡng khí vẫn dính trên ghế. Ảnh: CNN

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Phần cửa sổ của máy bay cũng được trục vớt trong khu vực tìm kiếm máy bay mất tích. Tới thời điểm hiện tại, số phận máy bay đã an bài nhưng các nhà điều tra vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể và làm rõ nguyên nhân tai nạn. Ảnh: CNN

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Chuyên gia trên tàu Hải quân Mỹ sử dụng thiết bị dò ngầm để xác định vị trí các mảnh vỡ dưới đáy biển và tìm hộp đen máy bay gặp nạn. Cả hộp đen ghi âm buồng lái và lưu trữ dữ liệu chuyến bay đều được lắp hệ thống phát tín hiệu tự động. Ngay sau khi phát hiện hộp đen ngập nước, thiết bị phát tín hiệu sẽ được kích hoạt để tạo ra tiếng “ping” độc nhất vô nhị, giúp thu hút sự chú ý của thiết bị dò âm dưới nước. Pin dự trữ giúp thiết bị này hoạt động liên tục trong 30 ngày. Ảnh: Hải quân Mỹ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.