- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy
Tám chữ mà Phổ Nghi đã viết là gì?
- Những cung điện bị khóa kín mít trong Tử Cấm Thành: Du khách nói là LÃNH CUNG, Phổ Nghi tiết lộ bí mật
- Phổ Nghi 9 tuổi vẫn không bỏ được một thói quen xấu với bảo mẫu, đến cuối đời mới nói ra chân tướng
- Thái giám cuối cùng nhà Thanh kể lại: Hoàng hậu Uyển Dung có một thói quen khi tắm khiến Phổ Nghi ghét cay ghét đắng
Cuộc đời nhiều thăng trầm của hoàng đế Phổ Nghi
Chúng ta đều biết Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của nhà Thanh và cũng là người chứng kiến sự sụp đổ của triều đại này. Cuộc đời của vị hoàng đế này có thể gói gọn trong 2 từ là "thăng trầm".
Phổ Nghi (1906 - 1967) là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, lên ngôi lúc 2 tuổi sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà. Do lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự kèm cặp của một người nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái hậu Long Dụ.
Phổ Nghi phải lên ngôi lúc 2 tuổi sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà. (Ảnh: Sohu)
Sau thất bại nhà Thanh trong Chiến tranh Nha phiến (1840 - 1842 và 1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là việc liên quân 8 nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900) cũng như việc triều đình thực hiện "quốc hữu hóa đường sắt"... người dân Trung Quốc ngày càng trở nên bất bình, muốn cải cách thể chế chính trị và phế bỏ Nhà Thanh.
Đến ngày 12/2/1912, Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo. Phổ Nghi lúc này mới 6 tuổi và được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Phổ Nghi cũng được giữ lại tước vị hoàng đế dù chỉ là hư danh và chính quyền Cộng hòa đối xử với ông như một hoàng đế ngoại quốc. Chính quyền mới còn trợ cấp cho Phổ Nghi 4 triệu lượng bạc mỗi năm.
Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc vào năm 1932. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, vào năm 1924, Phổ Nghi bị tướng Dân quốc Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và buộc phải sống lưu vong. Từ sau năm 1925, ông chuyển đến sống tại vùng Thiên Tân đang bị quân Nhật chiếm đóng. Năm 1932, Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc. Đến năm 1934, ông chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, lấy niên hiệu là Khang Đức.
Phổ Nghi không hài lòng khi trở thành Quốc trưởng Mãn Châu Quốc và sau đó là Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc thay vì được phục hồi hoàn toàn làm Hoàng đế Đại Thanh. Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng.
Một trong những lần Phổ Nghi thể hiện quan điểm của mình đã thực sự "cứu" được Vạn Lý Trường Thành khỏi nguy cơ bị phá hủy. Cụ thể, sự việc này diễn ra thế nào?
8 chữ "cứu" Vạn Lý Trường Thành của Phổ Nghi
Vào năm 1933, quân Nhật tấn công vào Vạn Lý Trường Thành. Thỏa thuận Đường Cô sau đó được lập ra trao cho Nhật quyền kiểm soát tỉnh Nhiệt Hà cũng như một khu phi quân sự giữa Vạn Lý Trường Thành và khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân. Thậm chí, quân Nhật còn có ý định phá hủy Vạn Lý Trường Thành để có thể dễ dàng chiếm đóng khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc. Khi đó, phía Nhật Bản đã tập hợp một số lượng lớn máy bay và pháo binh chuẩn bị ra quân.
Quân Nhật định phá hủy Vạn Lý Trường Thành để có thể dễ dàng chiếm đóng khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, vừa biết tin này, Phổ Nghi đã lập tức viết một bức thư vỏn vẹn 8 chữ gửi đến các quan chức cấp cao của Nhật Bản. Nội dung của bức thư là "Trường Thành nhược hủy, cộng vinh tất bại" (hàm ý là nếu Vạn Lý Trường Thành bị phá hủy, thì hợp tác thịnh vượng sẽ thất bại). Bức thư này tuy ngắn nhưng thể hiện rõ ý tứ rằng Vạn Lý Trường Thành là nền tảng và cũng là một trong những biểu tượng của Trung Quốc. Một khi Vạn Lý Trường Thành bị quân đội Nhật Bản phá hủy, việc này chắc chắn sẽ khơi dậy sự phản kháng và lòng căm thù của người dân Trung Quốc. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự hợp tác thịnh vượng của 2 quốc gia.
Phổ Nghi đã viết một bức thư vỏn vẹn 8 chữ và "cứu" được Vạn Lý Trường Thành không bị quân Nhật phá hủy. (Ảnh: Sohu)
Sau khi đọc thư của Phổ Nghi, các quan chức cấp cao của Nhật thấy có lý nên đã từ bỏ kế hoạch cho phá hủy Vạn Lý Trường Thành. Do đó, công trình này đã được bảo tồn đến tận ngày nay.
Quả thực, trong tâm tưởng của người dân Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được xem là công trình vĩ đại mang ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa to lớn. Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16.
Sau khi đọc thư của Phổ Nghi, các quan chức cấp cao của Nhật đã từ bỏ kế hoạch phá hủy Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh: Sohu)
Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN. Tuy nhiên, hầu hết các công trình của Vạn Lý Trường Thành được biết đến trong hiện tại vốn được xây dựng với quy mô lớn vào thời nhà Hán và nhà Minh.
Trên hệ thống tường thành cũng được xây dựng nhiều tháp canh. Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm cũng như góp phần bình trị nội loạn. Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kỳ tích mà còn thể hiện sự gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại. Công trình đồ sộ và hùng vĩ này ngày nay đã trở thành một kỳ quan vĩ đại trong lịch sử nhân loại và đã được đưa vào "Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới" năm 1987.
Theo Phụ nữ Số
-
Thế giới1 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới2 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới2 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới2 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới3 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới6 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới6 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới6 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới16 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.
-
Thế giới16 giờ trướcEllen DeGeneres, Portia de Rossi và Eva Longoria là những cái tên tiếp theo rời khỏi nước Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Thế giới21 giờ trướcMột người phụ nữ 73 tuổi đã bị chính con chó Pitbull của mình tấn công và cắn tử vong tại nhà riêng.
-
Thế giới21 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
Thế giới22 giờ trướcCậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
-
Thế giới22 giờ trướcMột gò chôn cất 700 năm tuổi ở Peru chứa hài cốt của 76 trẻ em và hai người lớn bị hiến tế, tất cả đều bị rạch ngực.