Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng

Nhìn qua, ai cũng nghĩ cái đĩa xấu xí ấy chỉ là một thứ đồ bỏ đi, bán sắt vụn cũng chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng, cứ thử thò tay ra nhấc nó lên xem, không phải ai cũng đủ sức mạnh nâng nó lên đâu.

Những món đồ cổ hay những hiện vật liên quan đến lịch sử thường được cất giữ cẩn thận trong bảo tàng hoặc thậm chí được xây riêng một khu để gìn giữ cho thế hệ con cháu mai sau hiểu hơn về quá khứ loài người. Tuy nhiên, có những thứ không thể dịch chuyển, khuân vác đi đâu được và cũng dần rơi vào lãng quên, điển hình như cái hố đi vào tâm Trái đất, mang một ý nghĩa lịch sử rất đặc biệt nhưng không mấy ai biết đến.

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-1Ở giữa đống đổ nát tại một dự án bỏ hoang thuộc vùng Murmansk (Nga), cách biên giới Na Uy không xa, có một vật tròn như chiếc đĩa đường kính khoảng hơn 20cm, làm bằng bê tông cùng với những chiếc ốc vít kim loại bị rỉ sét. Trên bề mặt khắc một dãy số ký hiệu 12226 mét (viết bằng tiếng Nga).

Nhìn qua, ai cũng nghĩ nó chỉ là một thứ đồ bỏ đi, bán sắt vụn cũng chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng, cứ thử thò tay ra nhấc nó lên xem, không phải ai cũng đủ sức mạnh nâng nó lên đâu.

Bởi ngay phía dưới "chiếc đĩa" nhỏ này là hố sâu nhất thế giới do chính con người tạo ra. Bên dưới cái đĩa kỳ lạ ấy chính là hố Kola Superdeep Borehole, hay còn gọi ngắn gọn là hố Kola - cánh cổng dẫn đến tâm Trái đất. Hố này có độ sâu lên tới hơn 12.000m, sâu hơn cả đáy vực Mariana dưới đáy đại dương, và đương nhiên nắm kỷ lục hố sâu nhất trên Trái đất.

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-2Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Mỹ, tiến sĩ Sabrina Stierwalt, là người đã từng đến và tận mắt nhìn vào bên trong cái hố và miêu tả rằng: "Chắc chắn, nó đã được che đậy và hàn kín lại, nhưng với tôi nó vẫn giống như một bộ phim kinh dị".

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-3Quả thật bức ảnh chụp hố Kola đã có thể gây cảm giác run sợ cho người xem, chứ chưa cần phải đến tận nơi chiêm ngưỡng.

Tuy nhiên, Sabrina không phải người duy nhất cảm thấy choáng ngợp khi đứng trước chiếc hố sâu nhất thế giới này. Nếu gõ tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ tìm được vô số kết quả về cái hố sâu đáng sợ này. Thậm chí có người từng thốt lên: "Trời ơi, đừng bao giờ bật cái nắp đó lên!". Còn người dân địa phương còn đặt tên cho nó là "cổng địa ngục". Nhưng trên thực tế, ít ai có thể lọt xuống chiếc lỗ này, vì nó chỉ có đường kính 23cm.

Và cái hố này thực chất được đào để phục vụ mục đích khoa học, không hề có âm mưu thâm "sâu" nào bên dưới!

Vào năm 1970, nhà khoa học thuộc Liên bang Xô-Viết đã quyết định đào cái hố này với mục đích tìm hiểu về những thành phần cấu tạo nên vỏ Trái đất. "Bởi có một sự thật là, ta biết về những gì nằm bên dưới chân ta ít hơn những gì ở phía bên kia Hệ Mặt Trời", Hanh Green, người dẫn chương trình SciShow trên YouTube nói về dự án đào hố Siêu sâu này của Nga.

Suốt 24 năm sau đó, các nhà khoa học đã cố gắng đào càng sâu càng tốt, nhưng đến năm 1994, khi mới chỉ đào được 12.262 mét, tương đương với 0,2% khoảng cách đến tâm Trái Đất, họ buộc phải dừng lại vì không thể tiếp tục đào vì nhiệt độ cao bất ngờ dưới lòng đất. 

Ở độ sâu hơn 12 km dưới bề mặt Trái đất, những tảng đá niên đại 2,7 tỷ năm có nhiệt độ 180 độ C, gần gấp đôi so với tính toán ban đầu của nhóm nghiên cứu. Sức nóng làm biến dạng mũi khoan cũng như đường ống. 

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-4Khu vực nghiên cứu giờ đã bị bỏ hoang.

Dù hố Kola tạm dừng ở độ sâu 12,2 km, nó vẫn là một thành tích đáng nể và đến nay, vẫn chưa có hố nhân tạo nào trên thế giới vượt qua kỷ lục này.

Để đào đến độ sâu kỷ lục kia, các nhà khoa học đã sáng chế ra một loại khoan đặc biệt chỉ xoay ở phần mũi khoan, có một đường ống dẫn chất bôi trơn, một thứ bùn áp suất cao để làm việc khoan được trơn tru hơn. Và khi khoan được cái hố đó, các nhà khoa học cũng đã phát minh ra những công cụ mới để có thể nghiên cứu, khai thác được thông tin từ cái hố sâu vừa đào được.

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-5Một mũi khoan dùng để đào hố Kola.

Bên dưới hố Kola, người ta còn tìm được cả nước nhưng khác với loại nước có trên bề mặt Trái đất, loại nước này được tạo ra từ oxi và hydro ép ra từ các khoáng chất bên dưới, do sức ép khổng lồ trong lòng Trái đất. Tại độ sâu 7km, họ tìm thấy được hóa thạch cực nhỏ của 24 sinh vật sống đơn bào đã tuyệt chủng từ lâu.

Năm 2008, một giếng dầu được khoan tại Mỏ dầu Al Shaheen ở Qatar phá kỷ lục của hố Kola khi đạt tới độ sâu 12.289 mét. Một lỗ khoan khác là giếng Sakhalin-I Odoptu OP-11 (ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga), cũng phá kỷ lục trên vào năm 2011 với độ sâu 12.376 mét. 

Nhưng tính theo chiều thẳng đứng, Kola Superdeep Borehole vẫn được coi là hố sâu nhất thế giới.

Chiếc đĩa bé xíu trông như mảnh sắt vụn nhưng đố ai nhấc lên được, bên dưới còn cất giấu bí mật lịch sử gây choáng váng-6Một con tem của Nga in hình hố Kola.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/chiec-dia-be-xiu-trong-nhu-manh-sat-vun-nhung-do-ai-nhac-len-duoc-ben-duoi-con-cat-giau-bi-mat-lich-su-gay-choang-vang-162210111224809981.htm

giếng cổ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.