Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi

Hậu cungdưới thời các lãnh chúa ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng được xây dựng theo các quy tắccủa đạoHồi và là một nơi vô cùng cấm kỵ.

Hậu cungdưới thời các lãnh chúa ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng được xây dựng theo các quy tắc của đạoHồi và là một nơi vô cùng cấm kỵ. Nó là nơi tuyệt mật đối với nam giới nhưngcũng là nơi ẩn chứa nhiều khao khát nhất đối với những người phụ nữ.

"Hậu cung" trong tiếng Ả Rậplà “haram” và nó có nghĩa là "cấm". Chỉ có những chủ nhân của cung điện, ngườiđược gọi là Sultan, và các con trai của họ mới được phép đặt chân tới khu vựcnày. Còn đối với tất cả những người đàn ông và phụ nữ bình thường khác đó là mộtđiều cấm kỵ.

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi
Chỉ có những Sultan, và các con trai của họ mới được phép đặt chân tới khu vực hậu cung

Sự cấm  kynghiêm ngặt tới mức một nhà chép sử người Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Dursun Bay đã ghilại rằng: "Nếu mặt trời là một người đàn ông thì thậm chí nó cũng bị cấm soisáng vào hậu cung". (Trong tín ngưỡng của người Thổ Nhĩ Kỳ, mặt trời là thực thểcái).

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi

Dưới đế chế Ottoman, một đế chế hùng mạnh tồntại từ thế kỷ 11 tới đầu thế kỷ 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, cung điện được gọi là Serail.

Theo truyền thống của nhữngngười Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người đặt chân đầu tiên vào hậu cung không aikhác chính là vợ và con gái của Sultan và của các con trai ông ta.

Trong hậu cung, họ được họcmúa, học nhạc và thơ Hồi giáo cùng những loài hình nghệ thuật khác. Tất cả cácthê thiếp của Sultan bất kể nguồn gốc xuất thân đều phải chuyển sang đạo Hồi khinhập cung. 

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi

Trong hậu cung, họ được học múa, học nhạc và thơ Hồi giáo

Sau khi đọc 3 lần câu: “Không có vị thiên Chúa nào ngoài Thánh Allah và nhà tiêntri Mohammed của tôi”, họ sẽ trở thành một “nô lệ”, được đặt tên gọi mới và sẽphải quên đi hoàn toàn cuộc sống trước kia.

Hậu cung cũng có hệ thốngcấp bậc và mỗi cấp bậc đều có tên gọi riêng cho những người sống trong đó. Tronghậu cung của các Sultan ở Constantiople – thủ phủ của nhiều đế chế suốt thờiTrung Cổ, quyền lực cao nhất thuộc về mẹ của Sultan hay còn được gọi là Walid.

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi
Hậu cung cũng có hệ thống cấp bậc và mỗi cấp bậc đều có tên gọi riêng

Sultana có thể là tên gọichung của một bà mẹ, các chị em và các con gái của Suntal.

Cấp bậc thứ hai dành cho 7bà vợ chính của Sultan những người được gọi là Kadin. Dưới họ là các Gediklik,những người con gái luôn sẵn sàng phụ vụ Sultan và những cô gái còn lại được gọilà Odalik.

Dưới Kadin một bậc trong hệthống phân cấp là một nhóm người phự nữ đặc biệt. Họ cũng là những người đượcsủng ái trong hậu cung và được gọi là những Iqbal. Họ không thể bước lên vị trícủa Kadin nhưng họ được chu cấp tiền bạc, có phòng và người hầu riêng.

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi

Cấp bậc thứ hai dành cho 7 bà vợ chính của Sultan

Họ không chỉ là những "tình nhân" xinh đẹp giỏi chuyện chăn gối mà còn là những"lá bài" thông minh và xinh đẹp củacác chính trị gia.

Thông qua những Iqbal này mànhiều quan lại tham ô trong quá khứ của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm hài lòng cácsultan để đạt được mục đích cũng như tham vọng của mình.

Chuyện "hậu cung" trong thế giới đạo Hồi

Những phụ nữ trong hậu cungThổ Nhĩ Kỳ xưa lại rất thạo những việc triều chính và họ cũng đóng một vai tròquan trọng trong các quyết định của lãnh chúa, nhưng vai trò của họ luôn được ẩngiấu ở phía sau để tránh con mắt tò mò của mọi người.

Theo Đức Thành
VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.