Công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc

Hơn nữa, Tiểu Lạc đang cần tiền để nuôi con. Tuy không hé môi về số tiền được hưởng sau khi sinh con vào tháng 12010, chị cho biết số tiền đó đủ để chị trả nợ do chồng gây ra và nuôi con ăn học.

Cũng giống như Thái Lan, luật pháp Trung Quốc chưa đụng tớicác công ty dịch vụ đẻ mướn. Lỗ hổng pháp lý này đã tạo điều kiện cho ngànhcông nghiệp đẻ mướn ngầm phát triển mạnh từ năm 2001.

Bị chồng bỏ lại phải nuôi đứacon trai 6 tuổi, chị Tiểu Lạc, 30 tuổi, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc (TQ), muốnthoát cảnh túng bấn. Nhưng chị mới học đến lớp 9 có thể làm gì được? Một hômlên mạng, chị thấy một công ty ở tỉnh Quảng Đông cần người đẻ mướn. Sợ bịlừa, chị gọi điện thoại trực tiếp nói chuyện với giám đốc công ty ba, bốnlần trước khi quyết định đến thành phố Quảng Châu vào tháng 5-2009.

Lương tâm thanh thản 


Công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc

Một bác sĩ làm chui thụ tinh trong ống nghiệm có thể kiếm được 40.000 NDT/ca. Ảnh: China Daily

Công ty bố trí cho chị Tiểu Lạc gặp một cặpvợ chồng khoảng 40 tuổi. Họ vừa mất con trong một vụ tai nạn giao thông.Người mẹ quá  tuổi sinh con muốn nhờ chị mang thai hộ. Tiểu Lạc kể lại:“Tôi không kìm nổi lòng mình khi bà ấy khóc lóc trước mặt tôi. Sinh chohọ một đứa con cũng giống như làm việc thiện”. 

Hơn nữa, Tiểu Lạc đang cần tiền để nuôi con.Tuy không hé môi về số tiền được hưởng sau khi sinh con vào tháng1-2010, chị cho biết số tiền đó đủ để chị trả nợ do chồng gây ra và nuôicon ăn học. 

Lương tâm không cắn rứt cũng là trường hợpcủa chị Hiểu Phàn, 32 tuổi. Người phụ nữ  ly dị chồng này đã hai lần đẻmướn để có tiền nuôi con. Lần thứ nhất chị được trả 70.000 nhân dân tệ(NDT), lần thứ hai 100.000 NDT (1 NDT= 3.176,61 đồng). Chị Phàn chia sẻtrên Nhật báo Trung Quốc (China Daily): “Tôi không thấy có gì phải xấuhổ. Ngược lại, tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã giúp đỡ người khác có con”. 

Tiểu Lạc và Hiểu Phàn là những người đẻ mướn“bình dân” chiếm số lượng đông nhất. Những người tốt nghiệp đại học hoặcsinh viên được trả nhiều tiền hơn. 

Theo tờ Bưu điện Thượng Hải buổi sáng, cáccông ty môi giới và cung cấp dịch vụ đẻ mướn chia những người đẻ mướnlàm 9 nhóm tùy theo ngoại hình, tuổi tác, trình độ học vấn và một sốtiêu chí khác. 

Vì đẻ mướn  trái với quy định của Bộ Y tếTrung Quốc, những người như Tiểu Lạc  và Hiểu Phàn, nếu bị phát hiện, cóthể bị người của phòng kế hoạch hóa gia đình quận, huyện buộc phải pháthai như là một biện pháp trừng phạt. 

Nhật báo Quảng Châu cho biết từ năm 2009,chính quyền địa phương đã bắt đầu “làm găng” với những người đẻ mướn. Đãcó nhiều trường hợp người đẻ mướn sống trong những căn nhà tập thể bímật do công ty bố trí trong khi chờ đợi sinh đẻ bị người dân tố cáo. Họphải tự nguyện hoặc bị buộc phá thai. Lúc đó, họ vừa “mất con” đồngnghĩa với  “mất tiền” vừa có nguy cơ bị nghiêm phạt tùy theo luật lệ địaphương.

Mạng lưới ngầm 


Công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc

Trang web của công ty môi giới đẻ mướn Daiyun, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: China Daily

Nói chung, Trung Quốc chưa có bộ luật mangthai hộ. Kể từ năm 2001, khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm(IVF)  phổ biến khắp nước, Bộ Y tế mới ban hành bản quy định về mangthai hộ nghiêm cấm các cơ sở và nhân viên y tế thực hiện việc mang thaihộ. Ai vi phạm sẽ bị phạt   30.000 NDT. Tuy nhiên, việc thực thi quyđịnh này không được chặt chẽ trong một thời gian dài vì số trẻ đẻ mướnkhông lớn. 

Trong khi đó, nhu cầu của người dân – nhấtlà những người giàu có ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,Thâm Quyến, Quảng Châu... - là rất lớn. Theo  một cuộc khảo sát hồitháng 6-2010 của Trung tâm Phát triển Bà mẹ và Trẻ em Trung Quốc, cứ 8cặp vợ chồng có 1 cặp vô sinh. 

Đó chính là những điều kiện để hình thànhmột mạng lưới ngầm khai thác mọi khía cạnh hái ra tiền của việc mangthai hộ bao gồm bác sĩ, bệnh viện, những kẻ môi giới và đặc biệt cáccông ty dịch vụ đẻ mướn không phải là đối tượng của quy định. 

Hiện nay, chưa có số liệu chính xác về quymô của ngành công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc. Năm 2009, tuần báo Đô thịphía Nam trích dẫn kết quả khảo sát trang web những công ty dịch vụ đẻmướn của cơ quan kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc ước tính có khoảng25.000 trẻ em đã chào đời theo hợp đồng đẻ mướn. 

Lục Kim Phương là chủ một công ty dịch vụ đẻmướn trực tuyến thành lập từ năm 2004 và đã thực hiện hơn 2.000 hợpđồng. Mỗi hợp đồng đẻ mướn đem lại cho họ Lục từ 12.000 đến 15.000 NDTtiền cò. 

 Công ty họ Lục chỉ nhận hai loại hợp đồng:IVF với tinh trùng và trứng của khách hàng hoặc với trứng của nữ kháchhàng và kho tinh trùng riêng của công ty. Họ Lục không nhận thụ tinh vớitrứng của người đẻ mướn vì sợ  người này “lật kèo” không chịu giao condo có máu mủ của mình. Vì hoạt động ngầm, họ Lục không tiết lộ thực hiệnIVF ở bệnh viện nào và người đẻ mướn được bố trí ở đâu trong khi chờsinh.

Theo Thảo Hương
 NLĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.