Công nhân nhà máy iPhone đột tử vì phải làm việc quá sức

Người công nhân 26 tuổi đã làm việc cả bảy ngày trong tuần, mỗi ngày phải làm 12 giờ đồng hồ.

Người công nhân 26 tuổi đã làm việc cả bảy ngày trong tuần, mỗi ngày phải làm 12 giờ đồng hồ.

Tian Fulei, 26 tuổi, công nhân tại nhà máy Pegatron, một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm lớn nhất của Apple, trong đó có cả iPhone 6. Tian được phát hiện tử vong vào tháng 3/2015 trong ký túc xá tại Thượng Hải.

Tòa án đã công bố kết quản điều tra: Tuan Fulei bị đột tử nhưng lại không hề tiến hành khám nghiệm tử thi. Phía gia đình Tian không đồng ý với kết luận của tòa án. Gia đình cho rằng, Tian đã tử vong do làm việc quá sức tại nhà máy của Pegatron. Phía Pegatron đã phủ nhận cáo buộc.

Công nhân nhà máy iPhone ở Trung Quốc đột tử vì phải làm việc quá sức 1

Tian Fulei, 26 tuổi, công nhân nhà máy Pegatron tử vong sau khi phải làm việc 84 giờ/tuần.

Tuy nhiên, cái chết của Tian một lần nữa đặt ra lo ngại về điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc tại các nhà máy của Apple.  Gia đình Tian được hỗ trợ 80.000 NDT (270 triệu VND) và được hỗ trợ thêm 15000 NDT (50 triệu VND) sau khi cảnh sát hỗ trợ đàm phán với doanh nghiệp.

Cô Tian Zhoumei, em gái Tian Fulei nói rằng anh trai mình là một công nhân tại dây chuyền lắp ráp. Anh được trả lương 1800 NDT (khoảng 6 triệu VNĐ)/tháng. Fulei chết trong buổi sáng, nhưng đến chiều tối, thi thể của anh mới được phát hiện. Phía Pegatron cho biết, ngày hôm đó, Fulei xin nghỉ vì bị cảm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, Fulei tử vong vào khoảng 9 – 10 giờ sáng.

Công nhân nhà máy iPhone ở Trung Quốc đột tử vì phải làm việc quá sức 2

Nhiều công nhân Pegatron phải ngủ gục trên bàn làm việc vì quá sức.

Gia đình của Fulei cho biết, chi phí khám nghiệm tử thi vào khoảng 20.000 NDT (khoảng 70 triệu VND). Một gia đình nông dân ở Vân Thành, Sơn Đồng không thể chi một khoản tiền lớn như vậy.

Theo lời Zhoumei, anh trai cô làm thêm giờ rất nhiều. Mỗi tháng, ngoài lương cơ bản 1800 NDT, lương làm thêm giờ của Zhoumei vào khoảng 2200 – 3200 NDT. Mặc dù trên giấy tờ là tự nguyện, nhưng Fulei cũng không thể từ chối làm thêm. Phía Pegatron cũng không cho phép nhân viên giữ bản lương, thời gian làm việc của mình.

Công nhân nhà máy iPhone ở Trung Quốc đột tử vì phải làm việc quá sức 3

Trong kết luận gửi về, Tian Fulei được cho là đột tử.

Zhoumei cũng nói rằng, anh cô phải làm 12 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Điều đó là trái với luật pháp Trung Quốc. Theo Luật, công nhân nhà máy chỉ được phép làm thêm tối đa 36 giờ/ tháng. Còn trong quy định của Apple, công nhân không được phép làm nhiều hơn 60 giờ/ tuần, trừ trường hợp khẩn cấp.

Năm ngoái, Apple từng tiết lộ, số giờ làm việc trung bình của công nhân tại nhà máy Pegatron là 55 giờ/tuần. Tuy nhiên, theo một báo cáo từ cơ quan Thanh tra lao động tại các nhà máy Trung Quốc, trong ba tháng 9 - 10 - 11/2014, các công nhân Pegatron trung bình làm việc hơn 60 giờ/tuần. Sau đợt thanh tranh đó, con số này giảm xuống 54,6 giờ trong tháng 12. Còn chỉ tính riêng tháng 11, công nhân Pegatron phải làm thêm trung bình 95 giờ/tháng, hơn gấp nhiều lần so với quy định là 36 giờ.

Công nhân nhà máy iPhone ở Trung Quốc đột tử vì phải làm việc quá sức 4

Các công nhân tại Pegatron bị giám sát rất nghiêm ngặt.

Một nữ công nhân Pegatron cho biết, làm thêm khoảng 80 – 90 giờ mỗi tháng là bắt buộc. Hầu hết mọi người đều làm thêm giờ. Có người còn làm thêm 200 giờ mỗi tháng. Không ai bắt nhân viên phải làm thêm giờ nhưng nếu từ chối, đồng nghĩa công nhân sẽ không được làm thêm bất kỳ ngày nào trong tháng, trong khi đó, tiền làm thêm giờ rất cao. Làm thêm giờ, nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu không làm, bạn sẽ không có đủ lương để sống.

Các kỹ sư tại Pegatron cũng thừa nhận, họ chưa bao giờ thấy công nhân ngủ khi làm việc, nhưng rất nhiều lần thấy công nhân tăng ca ngất giữa chừng. Các ca làm rất chặt chẽ. Công nhân có thể đi uống nước hoặc đổi tư thế một chút. Nhưng tuyệt nhiên, không có thời gian cho ăn uống và nghỉ ngơi. Công nhân không được ra khỏi nhà máy khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của giám sát. Nhiều nữ công nhân trẻ bất tỉnh và phải được chuyển ra ngoài bằng cáng khi làm ca đêm.

Quay lại trường hợp của Tian Fulei, phía Pegatron cho rằng, Fulei đã không sắp xếp được khối lượng công việc của mình và nhà máy không có lỗi trong chuyện này. Trường hợp công nhân tử vong khi làm việc tại Pegatron không mới. Tháng 12/2013, Apple phải gửi chuyên gia y tế khi có nhiều công nhân tử vong không rõ nguyên nhân tại đây. Tháng 10/2014, một cậu bé 15 tuổi đã tử vong do viêm phổi chỉ một tháng sau khi vượt qua bài kiểm tra sức khỏe của công ty. Còn trong năm 2010, 14 công nhân tại nhà máy Foxconn, Thâm Quyết, Trung Quốc, đã tự sát sau khi lên án chế độ làm việc tại đây.

Theo Tri Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.