Công tác trục vớt máy bay sẽ được tiến hành ra sao?

Số phận của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có thể không còn là bí ẩn sau khi nó được xác định đã bị rơi tại nam Ấn Độ Dương. Nhưng với các nhóm tìm kiếm, tuyên bố đó mới là bắt đầu.

Số phận của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có thể không còn là bí ẩn sau khi nó được xác định đã bị rơi tại nam Ấn Độ Dương. Nhưng với các nhóm tìm kiếm, tuyên bố đó mới là bắt đầu. 
 
Giờ họ sẽ phải tiếm hành công việc tìm kiếm đầy khó khăn và thách thức để xác định nguyên nhân và các chi tiết của vụ tai nạn. Ian MacDonald, giáo sư hải dương học ở Đại học bang Florida, giải thích trên CNN về quy trình tìm kiếm cụ thể trên biển.
 

Tàu lặn Jiaolong của Trung Quốc đủ sức lặn sâu 6km có thể được huy động cho cuộc tìm kiếm - Ảnh: you-tech.it

 
“Việc đầu tiên cần làm là tìm kiếm trên mặt biển, rồi sử dụng các thiết bị định vị vật dưới nước bằng sóng siêu âm và các kỹ thuật vẽ bản đồ đáy đại dương để xác định những khu vực nghi ngờ có các khối vật thể lớn dị thường, thu hẹp vùng tìm kiếm… Nhưng cuối cùng, sẽ phải xuống đáy đại dương để tìm… theo một mô hình mạng lưới, bắt đầu với một khu vực rộng rồi điều chỉnh dần để xác định xem các mảnh vỡ nằm ở đâu”.
 
Các đội tìm kiếm có thể sử dụng cả các thiết bị có và không có người lái trong các giai đoạn tìm kiếm khác nhau. Một ví dụ về phương tiện có người lái là Jiaolong (Giao Long) của Trung Quốc, một trong những tàu lặn dùng cho mục đích nghiên cứu có khả năng lặn sâu nhất thế giới. Trung Quốc từng để tàu này lặn sâu hơn 6km vào năm 2012, theo lời ông MacDonald.
 
Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới cuộc tìm kiếm MH370 bởi có tới hai phần ba số người trên máy bay mang quốc tịch Trung Quốc. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thấy Trung Quốc đóng vai trò rất tích cực trong việc định vị chiếc máy bay”, ông MacDonald nói.
 
Về các thiết bị không người lái, MacDonald đề cập tới hai loại: các thiết bị tự động dưới nước và các thiết bị điều khiển từ xa.
 
“Những người điều khiển sẽ lên chương trình tìm kiếm và triển khai các thiết bị”, ông nói về công nghệ tự động. “Nó sẽ lặn xuống đáy, thường hoạt động ở các vùng đáy biển sâu từ 30m trở lên, sử dụng các thiết bị định vị bằng sóng siêu âm. Các thiết bị này sẽ di chuyển tới lui và có thể vận hành tự động trong thời gian tối đa 24 giờ, sau đó nó sẽ được đưa lên và những người điều khiển sẽ truy xuất dữ liệu từ thiết bị để xác định họ có thể tìm ra gì hay không”, MacDonald giải thích.
 
Công nghệ tương tự từng được sử dụng thành công trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay 447 của Air France, mất tích vào tháng 6-2009. Đã mất bốn chiến dịch tìm kiếm quy mô trong gần hai năm mới định vị được phần lớn các mảnh vỡ và gần đủ 228 thi thể nạn nhân trong một vùng biển rất sâu ở Đại Tây Dương.
 
Theo Hải Minh (Tuổi Trẻ)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.