Đính hôn từ bé: Hủ tục ép duyên lạc hậu tước đoạt hạnh phúc của những "đứa con ngoan" ở nông thôn Trung Quốc

Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên? Vậy mà tại một số vùng quê nghèo ở Trung Quốc, nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tư "gả" con gái của mình đi từ khi chúng chỉ là những đứa trẻ. Hình thức đính ước từ bé này là một hủ tục lạc hậu đáng lẽ nên biến mất khỏi xã hội hiện đại từ rất lâu rồi.

Tại một số vùng quê nghèo ở Trung Quốc, một số bé gái vừa chào đời đã bị định hôn ước. 15 tuổi, những đứa trẻ đáng thương phải tổ chức lễ đính hôn dù vẫn còn đang độ tuổi cắp sách đến trường. Ngày ngày các em vẫn sống cùng cha mẹ, nhưng sau khi đính hôn, cuối tuần hoặc ngày mùa đều phải đến nhà vị hôn phu làm việc, đến tuổi kết hôn theo luật định thì phải nhanh chóng tiến hành hôn lễ, nếu muốn hủy hôn phải đền cho nhà trai gấp đôi sính lễ ban đầu.

Ở một vài địa phương tại đất nước tỷ dân, tập tục hỏi vợ cho con từ khi mới sinh với sính lễ giá trên trời vẫn còn đang tiếp diễn. Đính ước từ bé chính là một kiểu ép duyên điển hình, một hủ tục lạc hậu đáng lý nên biến mất khỏi xã hội hiện đại từ rất lâu rồi.

Đính hôn từ bé: Hủ tục ép duyên lạc hậu tước đoạt hạnh phúc của những đứa con ngoan ở nông thôn Trung Quốc-1
Sính lễ đính hôn của một cặp đôi có hôn ước từ bé tại một vùng nông thôn thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)

Ở các khu vực kinh tế kém phát triển, hiện tượng vay tiền để cưới vợ không phải là hiếm gặp. Trong quá trình đi sâu tìm hiểu, phóng viên gặp được một anh bạn trẻ vì tổ chức tang lễ cho cha mà tiêu mất hơn 200 nghìn tệ (tương đương 713,5 triệu đồng), sau đó anh chàng lại phải vay thêm 320 nghìn tệ (tương đương 1,14 tỉ đồng) để lấy vợ.

Một số địa phương lại căn cứ và bằng cấp, cơ quan công tác của cô gái để "niêm yết" giá sính lễ, nếu là nữ thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh thì có thể nhận sính lễ lên tới 800 nghìn tệ (tương đương 2,9 tỉ đồng), do đó sính lễ còn được nhiều người gọi thẳng là "tiền bán người". Cho dù 2 bên yêu thương lẫn nhau cũng không thể nào trốn thoát được gánh nặng sính lễ. Khó mà tưởng tượng được, hôn nhân xây dựng trên tiền tài có thể chống đỡ được bao nhiêu sóng gió cuộc sống, bên trong có được mấy phần chân tình?

Tuy rằng luật pháp Trung Quốc cấm mua bán, can thiệp hôn nhân tự do, cấm dùng danh nghĩa hôn nhân để thu lợi, nhưng đính ước từ bé vẫn ngầm len lỏi trong xã hội, thậm chí còn được một số phần tử mang danh trí thức ủng hộ, những người này cho rằng, đính ước từ bé là "lệ làng", là "phong tục truyền thống".

Đính hôn từ bé: Hủ tục ép duyên lạc hậu tước đoạt hạnh phúc của những đứa con ngoan ở nông thôn Trung Quốc-2
Tiền mặt chỉ là 1 phần trong sính lễ mà nhà trai phải đưa cho nhà gái, tiền sính lễ dao động theo trình độ học vấn của cô dâu

Tiểu Lan (tên nhân vật đã được thay đổi) từ khi sinh ra đã được cha mẹ đính ước với Tiểu Phong (tên nhân vật đã được thay đổi) - một bé trai cùng thôn ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cha mẹ hai bên đều là bạn tốt của nhau. Sau khi lớn lên, cha của Tiểu Phong rời thôn đến thành phố làm 1 quan chức nhỏ, vì còn phải đi học nên Tiểu Phong, em trai và mẹ tiếp tục ở lại thôn cũ.

Hai đứa trẻ mang theo hôn ước, cùng nhau lớn lên. Tiểu Phong lớn hơn Tiểu Lan 1 tuổi, 2 người không học chung lớp nhưng thường xuyên chạm mặt nhau trên đường đến trường, mặc dù vậy, họ chưa từng nói với nhau một câu nào.

Sau đó, việc 2 người có hôn ước từ bé bị bạn bè biết được và buông lời trêu chọc, Tiểu Phong đang độ tuổi dậy thì liền lập tức tìm người tung tin để gây gổ, từ đó sinh lòng ghét bỏ đối với Tiểu Lan. Em trai Tiểu Phong còn dùng đá ném vào Tiểu Lan vô tội, khiến cô bé vô cùng uất ức.

Đính hôn từ bé: Hủ tục ép duyên lạc hậu tước đoạt hạnh phúc của những đứa con ngoan ở nông thôn Trung Quốc-3
Cô dâu - chú rể vị thành viên ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Tiểu Lan tuyên bố dù có chết cũng không lấy Tiểu Phong làm chồng, rồi làm thủ tục chuyển trường, tránh xa anh em Tiểu Phong. Hai gia đình đang thân thiết buộc phải hủy bỏ hôn ước, họ hối hận đã đính ước cho các con từ bé, khiến các con vô cớ ghét bỏ nhau.

Sau khi tốt nghiệp cấp 2, gia đình Tiểu Phong chuyển hẳn đến thành phố, Tiểu Lan vẫn sống ở trong thôn, 2 người từ đó không sợ gặp phải nhau nữa. Đính ước từ bé đã đeo lên cổ 2 đứa trẻ 1 tầng xiềng xích, khiến trong lòng chúng cảm thấy mất đi tự do, thậm chí còn dễ dàng bị cười chê hoặc bắt nạt.

Muốn thay đổi thực trạng này, mấu chốt vẫn là phát triển kinh tế, cải thiện dân trí, chấn hưng nông thôn, xóa bỏ "sính lễ giá trên trời". Các chuyên gia nhận định, đây là một quá trình thay đổi trường kỳ, bởi những hủ tục này đã ăn sâu vào tư tưởng người dân Trung Quốc hàng nghìn năm, không dễ dàng thay đổi trong ngày một ngày hai.

Nguồn: Tổng hợp

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/dinh-hon-tu-be-hu-tuc-ep-duyen-lac-hau-tuoc-doat-hanh-phuc-cua-nhung-dua-con-ngoan-o-nong-thon-trung-quoc-2202127245747852.htm

đính hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.