Đoạn kết buồn của nữ điệp viên dùng độc chiêu “Mỹ nhân kế“

Từng “làm mưa làm gió” một thời với những độc chiêu mỹ nhân kế để moi thông tin mật cho cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, khi bị phát hiện, nữ gián điệp Won Jeong-hwa đã phải sống một cuộc sống bần cùng và tủi nhục với quá khứ đầy tai tiếng.

Từng “làm mưa làm gió” một thời với những độc chiêu mỹ nhân kế để moi thông tin mật cho cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, khi bị phát hiện, nữ gián điệp Won Jeong-hwa đã phải sống một cuộc sống bần cùng và tủi nhục với quá khứ đầy tai tiếng.

Won Jeong-hwa hiện đang sống trong một thị trấn nhỏ thuộc Gunpo, phía nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Hiện giờ cô không thể sử dụng các kỹ năng điệp viên để kiếm sống như xưa, mà phải sống chật vật với nghề hầu bàn, thậm chí làm lao công. Dưới vỏ bọc của một người phụ nữ nghèo khổ, Won đã cắn răng chịu đựng cuộc sống khốn khó, bởi một khi quá khứ của cô bị phát hiện, họ sẽ sa thải cô ngay lập tức. Trong khi nhiều cựu điệp viên khác đang hưởng thụ cuộc sống khá an nhàn tại Hàn Quốc và thường lên truyền hình nói chuyện về Triều Tiên, Won phải trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn trái ngược.

Quá khứ đen tối

Ở thời kỳ “đỉnh cao”, Won Jeong-hwa đã hoạt động tình báo bằng cách ngụy trang dưới vỏ bọc đáng thương của một kẻ đào ngũ Triều Tiên. Sau khi chiếm được lòng tin và tình cảm của nhiều người khi đào tẩu sang Hàn Quốc, Won Jeong-hwa bắt đầu giở những ngón nghề tinh quái của một nữ gián điệp. Với nhan sắc đầy quyến rũ, cách ăn nói nhẹ nhàng, lôi cuốn, Won Jeong-hwa tiếp cận một số quan chức Hàn Quốc. Ban đầu là những bữa tiệc tùng chìm đắm trong men rượu, sau đó, Won Jeong-hwa dùng mỹ nhân kế “dìu” đối tác lên giường và tận dụng tối đa  kỹ năng chăn gối để moi thông tin mật.

Năm 2008, những hoạt động gián điệp của Won Jeong-hwa bị bại lộ, cô ta bị bắt giam. Tuy nhiên, Triều Tiên lại buộc tội Hàn Quốc đã “thêm mắm thêm muối” vào scandal gián điệp kia. Ngay ở Hàn Quốc cũng có những luận điệu cho rằng cô chỉ đơn thuần là một kẻ cung cấp tin tức đẳng cấp thấp với những hành động đã được quan chức Hàn Quốc và các tay phóng viên chuyên đào bới chuyện giường chiếu thổi phồng lên nhằm làm xấu đi hình ảnh của Bình Nhưỡng. Phải nói thêm rằng, bản chất tình dục trong tội trạng của cô luôn bị kỳ thị đặc biệt tại đất nước bảo thủ này. Hàn Quốc vốn thường tha thứ cho các gián điệp và sát thủ trong quá khứ, mặc dù đôi khi họ vẫn bị tẩy chay.

Nữ gián điệp Won Jeong-hwa.

Sau khi ra tù, Won nhanh chóng trở thành gương mặt phổ biến trong các buổi tọa đàm trên truyền hình, nơi cô tâm sự về quá trình huấn luyện làm điệp viên vô cùng gian khổ của bản thân. Cô kể lại rằng mình đã không chấp hành các mệnh lệnh của Bình Nhưỡng yêu cầu cô đầu độc hai quan chức cấp cao trong quân đội Hàn Quốc. Cô còn tâm sự về chuyện đã phải lòng một sĩ quan quân đội, người mà cô gọi “người đàn ông của cuộc đời mình”. Sau đó chính ông cũng bị bắt giam vì đã tiết lộ các bí mật quân sự với cô, bao gồm cả danh sách những kẻ đào tẩu trong quân đội Hàn Quốc, ngay cả khi đã biết cô là một gián điệp Triều Tiên. Phiên tòa xét xử Won vào năm 2008 cho biết cô đã từng được huấn luyện tại một đơn vị hoạt động đặc biệt ở Bình Nhưỡng và là con gái của một điệp viên đã bị giết hại khi thực hiện nhiệm vụ tại Hàn Quốc năm 1974. Nhưng cha dượng của Won, Kim Dong-soon, người đã đến Hàn Quốc năm 2007, lại khẳng định trong một cuộc phỏng vấn rằng cha đẻ của cô chỉ là một người lao động bình thường đã qua đời bởi một cơn đau tim, và rằng Won là một cô gái đã bỏ học phổ thông và chẳng có chút liên hệ nào với tổ chức gián điệp. Tuy nhiên Won cũng phủ nhận những lời này của cha dượng mình.
Giới truyền thông gọi Won Jeong-hwa  bằng cái tên “Mata Hari của Triều Tiên” nhằm so sánh cô với một vũ công kỳ lạ người Hà Lan đã từng sử dụng tình dục để đánh cắp nhiều thông tin bí mật tại thế chiến thứ nhất.

Trong phiên tòa cũng như trong các cuộc phỏng vấn, người ta nói rằng Triều Tiên lúc đầu cử Won đến Hàn Quốc năm 2001 chỉ để chụp hình từ bên ngoài một lễ nhậm chức của quân đội Mỹ và thu thập các bài báo của Hàn Quốc về Triều Tiên.

Phiên tòa xét xử cũng như cuộc điều tra của các công tố viên cho biết cô đã ngủ với vô số đàn ông, trong đó có cả nhiều quan chức Hàn Quốc và cả người lãnh đạo của cô tại đơn vị nơi cô hoạt động. Trong khi đó, Won lại khẳng định cô chỉ một lần sử dụng tình dục như một công cụ gián điệp để ăn cắp các tài liệu liên quan đến quản lý nhân sự từ máy tính của một thiếu tá quân đội. Đương nhiên, các công tố viên hoàn toàn phủ nhận những gì Won nói.

 “Sập bẫy” đời

Sau khi trải qua bản án 5 năm tù giam bởi tội khai thác bí mật quân sự quốc gia và mưu đồ ám sát nhiều quan chức cấp cao, Won giờ đã trở thành một bà mẹ đơn thân tuổi tứ tuần và phải vật lộn với cuộc sống nhờ vào nguồn trợ cấp ít ỏi mỗi tháng từ Chính phủ Hàn Quốc. Cô kể lại rằng mình đã bị sa thải nhiều lần khi làm hầu bàn hoặc lao công sau khi những người chủ biết được quá khứ của cô, mặc dù cô đã ra sức giấu giếm và che đậy nó. Đã nhiều lần Won Jeong-hwa  tìm đến cái chết để kết thúc cuộc sống khổ sở này, nhưng bất thành.

Won kể lại rằng một công tố viên đã nói với cô trong quá trình thẩm vấn là cô có thể bắt đầu một cuộc sống mới ở Hàn Quốc bằng việc đi theo bước đường của Kim Hyon-hui, một nữ điệp viên Triều Tiên đã từng bị kết án tử hình khi đánh bom một máy bay phản lực Hàn Quốc làm 115 người thiệt mạng năm 1987. Kim sau đó đã được ân xá và viết nên một cuốn tự truyện bán chạy nhất Hàn Quốc, thậm chí còn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình trong các cuộc nói chuyện nghiêm túc về Triều Tiên. Một vài người Triều Tiên khác từng tấn công Hàn Quốc cũng đã đi theo lối đó. Một trong 31 lính đặc công Triều Tiên đã từng tham gia vào cuộc ám sát tổng thống Hàn Quốc năm 1968 nay cũng đã trở thành một mục sư Kitô giáo chuyên giảng dạy về Triều Tiên. Một thành viên của phi hành đoàn trong một tàu ngầm Triều Tiên đã từng mắc cạn ở Hàn Quốc và bị bắt sống sau một cuộc truy quét lớn khiến cho 25 người chết hoặc mất tích, nay đã trở thành một điệp viên của hải quan Hàn Quốc…

Won, mặt khác, lại cảm thấy mình đã hoàn toàn sập bẫy. Giờ đây không một kênh truyền hình nào của Hàn Quốc muốn có cô như một nhà chuyên môn bởi các báo cáo đều chỉ ra tằng nhiều khả năng cô không phải là một điệp viên cao cấp. Tìm kiếm các công việc khác không liên quan đến quá khứ của mình cũng trở nên bất khả thi, bởi không ai muốn thuê một người như cô. Một trong những công việc hiếm hoi cô kiếm được và cũng nhanh chóng đánh mất là tại một cửa hàng mì. Cô kể lại rằng đồng nghiệp cũ của mình đã nói với chủ quán rằng họ lo cô sẽ bỏ độc vào thức ăn.

Người sĩ quan Won yêu cũng đã được thả ra, nhưng họ không còn liên lạc với nhau nữa. Thậm chí cha của đứa con gái 12 tuổi cô đang nuôi cũng vậy. Cô nói ông ta là một doanh nhân Hàn Quốc cô gặp ở Trung Quốc, nơi cô được giao nhiệm vụ tìm kiếm lính Triều Tiên đào ngũ và gửi họ về nước trước khi cô 3được cử đến Hàn Quốc. Won cũng tâm sự rằng trợ cấp của Chính phủ thậm chí còn không đủ để cô mua đồng phục cho con gái của mình. Một trung tâm trợ giúp cựu tù nhân nữ đã giúp cô mua nó.

Đau khổ hơn cả là sự kỳ thị của những người hàng xóm. Trái tim Won Jeong-hwa đau thắt lại khi chứng kiến cảnh cô con gái bé bỏng của mình được ví như là “con quỷ nhỏ” trong mắt hàng xóm và bạn bè. Sự cùng quẫn của người mẹ thương con đã khiến nhiều lần Won Jeong-hwa  nghĩ đến việc đưa con đến trại trẻ mồ côi để mong ở đó con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và bình yên hơn khi bên cạnh một người mẹ có quá khứ đen tối như cô.

Theo Đân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.