Giám đốc, nhân viên hãng kem Nhật gập người xin lỗi vì tăng giá sản phẩm 2.000 đồng sau 25 năm

Khoảng 100 người, cả giám đốc và nhân viên công ty kem Akagi Nhật Bản đã phải cúi gập người xin lỗi người tiêu dùng vì đã tăng giá kem.

Khoảng 100 người, cả giám đốc và nhân viên công ty kem Akagi Nhật Bản đã phải cúi gập người xin lỗi người tiêu dùng vì đã tăng giá kem.

Trong suốt 35 năm qua, người Nhật đã quá quen thuộc với món kem soda mát lạnh ngon lành có tên Gari Gari Kun, sản phẩm của công ty Akagi. Mới chỉ trong hai ngày 2/4 và 3/4, công ty Akagi đã tiếp tục ghi dấu trong lòng người tiêu dùng, không phải với món kem ngon lạnh khác, mà là bằng một lời xin lỗi. 

Các mạng xã hội Trung Quốc, từ Youku cho đến Weibo đang thi nhau truyền tay một đoạn clip do công ty Akagi sản xuất. Trong video, một đám đông khoảng 100 nhân viên, dẫn đầu là vị giám đốc, đứng xếp hàng ngay ngắn trước cổng trụ sở công ty, khuôn mặt tỏ rõ sự căng thẳng, lo âu. Mỗi người đều như mạng một tâm sự cần phải giãi bày.

Rồi trên nền nhạc, họ đồng loạt cúi gập người, biểu thị sự hối tiếc vì buộc phải tăng giá kem Gari Gari Kun, từ 60 Yên (khoảng 12 nghìn VNĐ) lên đến 70 Yên (tương đương 14 nghìn VNĐ). Mức tăng là 10 Yên, quy đổi ra tiền việt chỉ là 2.000 VNĐ. Kem Gari Gari Kun được niêm yết giá 60 Yên kể từ năm 1991, trải qua 25 năm, mặc bao thăng trầm của nền kinh tế vẫn giữ nguyên mức giá không đổi, cho tới bây giờ.

Dù chỉ tăng có 10 Yên, vậy mà gần 100 con người của công ty Akagi, thậm chí cả giám đốc phải cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Đây cũng là một phần phản án rõ nét sự tôn trọng người tiêu dùng của người Nhật Bản.

"Tăng giá sản phẩm là chuyện rất đỗi bình thường. Thế mà từ giám đốc cho đến nhân viên của một công ty Nhật đã phải gập người xin lỗi vì mức tăng không đến 1 tệ", Xiamei, một thành viên mạng xã hội Weibo cho biết. Cô cũng cho biết, Akagi đã làm cô cảm động đến rơi nước mắt vì sự trân trọng người tiêu dùng mà công ty thể hiện.

Giám đốc, nhân viên hãng kem Nhật gập người xin lỗi vì tăng giá sản phẩm 2.000 đồng sau 25 năm - Ảnh 2.

 Chỉ vì tăng giá 10 Yên, các nhân viên công ty Akagi đã phải xin lỗi người tiêu dùng.

Mới đầu đoạn video được phát trên Youtube, tuy nhiên sau đó vì cảm phục với cách mà doanh nghiệp Nhật đối xử với khách hàng của mình, các thành viên mạng xã hội Trung Quốc đã tìm cách đăng tải video lên các kênh mạng xã hội trong nước khác. 

Được biết, Gari Gari Kun là sản phẩm kem ra đời lần đầu năm 1981, được bán giá 50 Yên (khoảng 10 nghìn VNĐ). 10 năm sau, Akagi mới "dám" tăng gía lên đến 60 Yên và giữ mức giá này trong hơn 2 thập kỷ mới một lần nữa rụt rè tăng giá. Gari Gari Kun dù tăng lên 70 Yên nhưng vẫn là một trong những mặt hàng được xếp vào hàng siêu rẻ ở Nhật. 

Giám đốc, nhân viên hãng kem Nhật gập người xin lỗi vì tăng giá sản phẩm 2.000 đồng sau 25 năm - Ảnh 3.

 Tập thể giám đốc, nhân viên Akagi gửi lời xin lỗi đến khách hàng vì đã tăng giá kem Gari Gari Kun.

Theo lẽ thường, nếu đã rẻ đến vậy, ít ai nghĩ đến chuyện phải xin lỗi khách hàng khi tăng giá. Cũng vậy, nếu mức tăng đã quá nhỏ bé như thế, đâu nhất thiết cả công ty từ trên xuống dưới phải cúi gập người xin lỗi khách hàng trên sóng truyền hình? Nhưng đó không phải là câu chuyện của Akagi, hay có thể nói rộng ra là câu chuyện đối nhân xử thế của người Nhật, xã hội được coi là chuẩn mực trên thế giới.

Bắt đầu từ mùa xuân 2016, Gari Gari Kun sẽ có giá 70 Yên, tuy nhiên không một khách hàng nào cảm thấy phiền lòng khi phải mua món kem đã tăng 10 Yên này sau khi xem xong lời xin lỗi của Akagi. Trên Youtube, nhiều người còn bình luận rằng, thậm chí nếu Gari Gari Kun tăng đến 100 Yên, họ cũng vẫn sẽ ủng hộ món kem ngọt lành mát rượi này.

Giám đốc, nhân viên hãng kem Nhật gập người xin lỗi vì tăng giá sản phẩm 2.000 đồng sau 25 năm - Ảnh 4.

 Sản phẩm kem Gari Gari Kun.

Và cũng không phải công ty nào cũng có thể biến cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng khi sản phẩm tăng giá trở thành cảm xúc tích cực như Akagi.

Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.