Hoàng đế si tình đến bệnh hoạn của Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn vào quan tài ân ái với xác chết và đại kết cục

Chỉ vì quá yêu thương Hoàng hậu của mình mà Hoàng đế đã bất chấp tất cả, thậm chí đánh mất đi đất nước.

Tình yêu luôn khiến người ta mù quáng. Một khi con người hết mình vì tình yêu thì lí trí thường bị coi nhẹ. Và một Hoàng đế khi yêu đến điên cuồng thì sẽ như thế nào đây. Câu chuyện tình si Hoàng đế Mộ Dung Hy thời nhà Hậu Yên với Hoàng hậu họ Phù khiến người đời sau cũng phải đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

Vị Hoàng hậu được sủng ái quá đà

Vua Mộ Dung Hy lên ngôi vào năm 402. Sau khi ngồi yên vị, cuộc tuyển chọn hậu cung cho Hoàng đế bắt đầu. Thời đó, Phù Duẫn là một vị đại quan vốn có dòng dõi là Hoàng tộc Tiền Tần. Bởi vậy, hai con gái của ông là Phù Tùng Nga và Phù Huấn Anh đã được đưa vào cung để làm nữ nhân của Hoàng đế.

Hai người con gái này có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và thông minh hơn người nên Mộ Dung Hy rất ưng ý. Ông tỏ ra rất sủng ái cả hai. Tuy nhiên cô em Phù Huấn Anh vẫn được lòng Hoàng đế hơn.

Khi hai mỹ nhân nhập cung, Mộ Dung Hy đã phong cho Phù Tùng Nga làm Quý nhân còn Phù Huấn Anh là Quý tần. Sau một thời gian ngắn, Phù Huấn Anh được phong hậu, trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Hoàng đế si tình đến bệnh hoạn của Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn vào quan tài ân ái với xác chết và đại kết cục-1Ảnh minh họa.

Phù Hoàng hậu có nhan sắc, mê hoặc được Hoàng đế nhưng lại chẳng biết thương con dân. Bà luôn nghĩ ra đủ mọi cách thức để hưởng thụ cuộc sống của người phụ nữ đứng đầu thiên hạ, chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì.

Hoàng đế lại sủng ái vợ vô điều kiện. Bất cứ thứ gì Hoàng hậu muốn, ông sẽ tìm cách đáp ứng bằng được mới thôi. Thậm chí, việc nước hay đưa ra bất cứ một quyết định nào, Mộ Dung Hy cũng hỏi qua ý kiến Phù Hoàng hậu.

Hoàng hậu thích chơi trò săn bắn, Mộ Dung Hy chiều lòng vợ trèo lên cả những ngọn núi cao ở phía Bắc để chơi. Có hàng chục ngàn binh lính đi theo bảo vệ cặp Đế Hậu và có đến 5000 người đã bỏ mạng vì bị sói ăn thịt hoặc chết rét trên các ngọn núi phủ tuyết.

Năm 406, Đại Yên tiến quân đánh Khiết Đan. Thế nhưng đối thủ quá mạnh, Hoàng đế định rút quân về nhưng Phù Hoàng hậu không đồng ý. Bà chưa bao giờ chứng kiến chuyện đánh trận và muốn một lần được thấy.

Chiều lòng Hoàng hậu, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán, Mộ Dung Hy đã yêu cầu chuẩn bị ngũ cốc, cỏ cho ngựa để tấn công. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, việc phải di chuyển quãng đường quá dài cũng như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã khiến nhiều binh lính kiệt sức, họ bị thua trong cuộc chiến, thương vong vô số.

Hoàng hậu cũng là người rất có “năng khiếu” trong chuyện ăn uống. Thế nhưng sở thích của bà lại quá khác người. Vào mùa hè vốn nắng gắt thì bà muốn được ăn vây cá đông hảo hạng và ngược lại những loại thực phẩm chỉ mùa đông mới có thì bà muốn ăn giữa tiết hè.

Thời gian đấy, nông dân làm gì biết thâm canh trái vụ, tất cả chỉ dựa vào thời tiết. Thế nhưng Hoàng đế không những không ngăn cản cho sở thích ngược đời của Hoàng hậu mà bắt quan lại và dân chúng tìm kiếm để dâng lên.

Thậm chí, ông từng ra lệnh giết chết nhiều người được giao nhiệm vụ tìm kiếm đồ ăn trái mùa không thành công.

Sự sủng ái và si mê của Hoàng đế Mộ Dung Hy dành cho Hoàng hậu của mình trở thành gánh nặng cho dân chúng. Rất nhiều lần, dân chúng phải chịu đựng những đòi hỏi vô cớ, ngược đời từ người chủ hậu cung.

Hoàng đế si tình đến bệnh hoạn của Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn vào quan tài ân ái với xác chết và đại kết cục-2Ảnh minh họa.

Cái chết của Hoàng hậu

Được yêu chiều là vậy nhưng Phù Hoàng hậu lại phận bạc, bà qua đời vào năm 407. Hoàng đế đã khóc lóc rất nhiều. Ông liên tục vuốt ve cơ thể ngày càng lạnh của vợ và hoảng loạn, than thở cho cuộc đời quá ngắn ngủi của Hoàng hậu.

Hoàng đế ngất đi rồi tỉnh lại, biết được thực tế Hoàng hậu đã qua đời lại tiếp tục ngất đi như muốn quên đi thực tế cuộc sống. Liên tiếp những ngày sau khi Phù hậu mất, Mộ Dung Hy chỉ ăn cháo chứ không nuốt nổi đồ ăn gì khác.

Khi chuẩn bị đậy nắp quan tài, ông lại chạy đến ôm lấy quan tài khóc lớn vì không muốn âm dương cách biệt. Có những tài liệu ghi chép lại rằng, Hoàng đế đã chui vào quan tài nằm chùng Hoàng hậu và ân ái với xác chết của bà dù bà qua đời không ít ngày.

Hoàng đế si tình đến bệnh hoạn của Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn vào quan tài ân ái với xác chết và đại kết cục-3Ảnh minh họa.

Sau khi quan tài Hoàng hậu được đưa đến cung điện, Hoàng đế đã ra sắc lệnh lập lễ đường và yêu cầu hàng trăm vị quan đến để khóc thương cho bà. Hàng loạt người được trao nhiệm vụ kiểm soát, nếu thấy vị quan nào không khóc hoặc khóc giả vờ thì phải trừng phạt. Ai khóc lóc thảm thiết là trung quân ái quốc.

Chừng đó chưa đủ, Hoàng đế còn ép chết Trương Vương phi - vợ của Cao Dương Vương để đi cùng Hoàng hậu xuống suối vàng cho bà đỡ cô đơn. Ba cô con gái của Vương phi và Vương gia đã hết sức cầu xin cũng không khiến Hoàng đế thay đổi dự định.

Mộ Dung Hy cũng dùng sạch tiền quốc khố để xây cất lăng mộ lớn cho Hoàng hậu.

“Hãy xây nó thật to đẹp, sau này ta cũng sẽ được an táng ở đây", Hoàng đế đã nói như vậy.

Hoàng đế si tình đến bệnh hoạn của Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn vào quan tài ân ái với xác chết và đại kết cục-4Ảnh minh họa.

Ngày đưa tang, Mộ Dung Hy với cái đầu rối bời, đi chân trần đằng sau cỗ xe của Hoàng hậu. Chiếc xe quá to để ra được khỏi cổng thành. Hoàng đế ngay lập tức tuyên bố phá hủy cổng phía Bắc để đi ra.

Lúc đó, nhiều trưởng bối ngăn cản không thành đã tự nghĩ với nhau: "Hoàng đế phá hủy đi cánh cửa dẫn đến kinh thành, triều đại của ngài ấy sẽ chẳng được lâu".

Vì Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế ngập trong buồn đau, bỏ bê triều chính. Nhân lúc này, Đại tướng Cao Vân và Phùng Bạt lên kế hoạch tạo phản. Đúng ngày đưa tang Hoàng hậu, họ đã tấn công Hoàng cung, kiểm soát kinh thành.

Tin tức đến tai Hoàng đế, ông bình thản tuyên bố: “Những kẻ này chỉ là tên trộm nhỏ, ta sẽ xử chúng khi quay lại”.

Xong xuôi mọi việc, ông mặc áo giáp và chạy về tấn công lại Hoàng cung nhưng không thành công. Hoàng đế phải thay đồ của dân, trốn trong rừng nhưng bị bắt lại.

Hoàng đế bị xử tử ngay sau đó. Tân đế mới đã cho chôn Mộ Dung Hy cùng lăng mộ với Hoàng hậu như cách tác thành cho nguyện vọng cả đời của ông. Cái chết của Mộ Dung Hy cũng là dấu chấm hết cho triều đại nhà Yên trong lịch sử Trung Hoa.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/hoang-de-si-tinh-den-benh-hoan-cua-trung-hoa-hoang-hau-qua-doi-van-vao-quan-tai-an-ai-voi-xac-chet-va-dai-ket-cuc-22202038222923485.htm

lịch sử Trung Hoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.