Hội nghị quốc tế về sông Mekong

Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 1 sẽ diễn ra tại thành phố Hua Hin, Thái Lan.

* Thứ trưởng ngoại giao TrungQuốc đến dự

Hội nghị cấp cao Ủy hộisông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 1 sẽ diễn ra tại thành phố Hua Hin, TháiLan.

Hôm nay (2-4), tại thành phốnày diễn ra hội nghị quốc tế về chủ đề “Quản lý các nguồn nướcxuyên biên giới trong một thế giới đang thay đổi” với các đại diện từMRC, các lưu vực sông quốc tế ở nhiều nơi trên thế giới, các tổ chứcvà chuyên gia về nước. Hội nghị nhằm tăng cường phát triển và quảnlý có hiệu quả các nguồn nước. Sau hai ngày, hội nghị sẽ đưa ra tuyênbố và gửi tới các lãnh đạo chính trị tham gia Hội nghị cấp cao MRC.

Hội nghị quốc tế về sông Mekong

Một bé gái ngồi bên bờ sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Lào - Thái Lan, nơi mực nước đã xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua - Ảnh: Reuters

Các sự kiện này nhằmđánh dấu 15 năm ngày ký Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vựcsông Mekong giữa bốn quốc gia hạ nguồn Mekong là Lào, Thái Lan,Campuchia và Việt Nam. Trang web của Chính phủ Việt Nam trích lờichánh văn phòng MRC Việt Nam Lê Đức Trung cho biết hội nghị lần nàycó ý nghĩa rất quan trọng, nhằm kiểm điểm quá trình 15 năm hợp tác, đềra những định hướng lớn cho sự phát triển trong tương lai của MRC vềquản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyênliên quan trong lưu vực sông Mekong, vì lợi ích chung của các nước tronglưu vực.

Sự kiện này cũng khẳng định cam kết cấp cao của các nướcthành viên MRC quốc tế trong thực hiện Hiệp định hợp tác phát triển bềnvững lưu vực sông Mekong năm 1995.

Các hội nghị này diễn rađúng vào thời điểm sông Mekong đang cạn kiệt ở mức báo động, gây ảnhhưởng rất lớn tới cuộc sống thường nhật và an ninh lương thực ở cácquốc gia phía cuối nguồn, trong đó có Việt Nam. Các tổ chức dân sựquốc tế, điển hình là Liên minh cứu trợ sông Mekong, đã lên tiếng cáobuộc các con đập khổng lồ của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekongchính là nguyên nhân khiến con sông thay đổi dòng chảy và khô cạn.Chính phủ Thái Lan cũng đã chính thức yêu cầu Trung Quốc cung cấp thôngsố kỹ thuật của các con đập và giải thích ảnh hưởng của các conđập đối với phần hạ nguồn sông Mekong.

Phía Trung Quốc luôn bác bỏ thôngtin cho rằng các đập nước ở sông Lan Thương, thượng nguồn Mekong, là nguyên nhânkhiến mực nước sông Mekong ở hạ nguồn sụt giảm và gây ra hạn hán. Trong cuộc họpbáo thường kỳ ngày 30-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương,được China Daily dẫn lời, khẳng định: “Chúng tôi đã xem xét các báo cáo liênquan và thấy chúng không có cơ sở”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng vềvấn đề này.

Ông Tần Cương giải thích hạn hán là do thời tiết, còn phần nước ởthượng nguồn Lan Thương chỉ chiếm 13,5% tổng lưu lượng nước sông Mekong. Tuynhiên, ông cũng cho biết phía Trung Quốc sẽ cử Thứ trưởng ngoại giao Tống Đàođến dự hội nghị của Ủy hội sông Mekong tại Hua Hin.

Theo Liên minh cứu trợ sôngMekong, một trong những cách để Trung Quốc xây dựng lòng tin với các nước ở hạnguồn và chứng tỏ các con đập không phải là tác nhân gây ra hạn hán hiện naychính là công khai các số liệu liên quan đến các con đập và mời đạidiện của các nước, các tổ chức dân sự đến tận nơi chứng kiến hoạtđộng của các con đập. Trung Quốc và Myanmar dù dùng chung sông Mekongnhưng chưa là thành viên của MRC.

Theo Hội nghị quốc tế về sông Mekong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.