Kết cục của công chúa quyền lực nhà Đường

Thái Bình công chúa là con gái của vua Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Cũng giống như mẹ mình, bà là người có nhiều tham vọng chính trị và trở thành công chúa quyền lực nhất trong triều nhà Đường. Tuy nhiên cuộc đời bà lại có kết cục bi thảm.

Thái Bình công chúa là congái của vua Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Cũng giống như mẹ mình, bà làngười có nhiều tham vọng chính trị và trở thành công chúa quyền lực nhấttrong triều nhà Đường. Tuy nhiên cuộc đời bà lại có kết cục bi thảm.

Ngay từ những buổi đầu Võ TắcThiên thống trị thiên hạ, Thái Bình công chúa thường xuyên có ý can thiệptriều chính nhưng Võ Tắc Thiên lại không cho phép con gái công khai tham gia. Tuy nhiên, những năm về già, Võ Tắc Thiên lại phải nhờ tới sự giúp đỡ củaThái Bình công chúa. 

Lần thứ nhất Thái Bình công chúa tham gia cuộc đấu tranh chính trị là TrươngGiản Chi khởi binh giết chết anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.Anh em nhà họ Trương được Võ hậu sủng ái nên ngày càng lộng quyền. Năm 701,Thiệu vương Lý Trọng Nhuận cùng em gái ông quận chính Vĩnh Thái và em rể làVõ Diên Cơ đã bị anh em nhà họ Trương bỏ tù tới chết vì dám xen vào chuyệnriêng tư của bọn họ. Điều này không chỉ xúc phạm tới người nhà họ Lý mà cònkhiến người nhà họ Võ tức giận. Năm 705, Trương Giản Chi và tướng quân Lý ĐaTộ liên kết khởi binh trừng trị anh em nhà họ Trương, ép Võ Tắc Thiên truyềnngôi cho thái tử Lý Hiển. Anh em Lý Trọng Nhuận đều là con của Đường TrungTông Lý Hiển, sau này Lý Trọng Nhuận được truy phong làm Ý Đức thái tử, VĩnhThái quận chính được truy phong làm Vĩnh Thái công chúa.

Kết cục của công chúa quyền lực nhà Đường
Thái Bình công chúa trở thành công chúa quyền lực nhất trong triều đại nhà Đường (Ảnh: Sina)

Thái Bình công chúa mangtiếng tham gia cuộc chính biến lần này nhưng chỉ là thuyết phục Võ TắcThiên thoái vị làm thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Lý Hiển chứ chưacó hành động gì nổi bật. Sau thắng lợi, bà được phong làm Trấn Quốc TháiBình công chúa. Có 2 nguyên nhân khiến Thái Bình công chúa nhúng tay vàochuyện này: thứ nhất bà là con nhà họ Lý, dâu nhà họ Võ, không thểkhoanh tay nhìn anh em nhà họ Trương lộng hành, thứ hai là vấn đề cánhân, Trương Xương Tông đã lừa người tình của bà là Cao Tiển, nhốt CaoTiển vào ngục.

Lần thứ hai Thái Bình công chúa tham gia vào cuộc chiến tranh giànhquyền lực là cùng Lý Long Cơ khơi binh tiêu diệt Vi hậu. Sau khi ĐườngTrung Tông lên ngôi, Vi hoàng hậu muốn làm Võ Tắc Thiên thứ hai nên đãkhông ngừng bành trướng thế lực của mình. Thái Bình công chúa cũng bướctừ hậu cung ra chính trường. Năm 706, bà bắt đầu gây dựng phe cánh chomình, thậm chí còn công khai đối đầu với công chú An Lạc, con của ĐườngTrung Tông. Vì vậy bà đã phối hợp với anh trai của mình là Tương vươngLý Đán và con trai ông là Lý Long Cơ để chống lại Vi hậu và công chúa AnLạc. Năm 710. Vi hậu và công chúa An Lạc hạ độc Đường Trung Tông, lập ônvương Lý Trọng Mậu lên làm vua, còn bản thân buông rèm nhiếp chính. Sauđó, Vi hậu lại âm mưu giết chết tiểu hoàng thượng, tìm cách loại trừTương vương và Thái Bình công chúa.

Trước tình hình đó, Lý Long Cơ đã liên hiệp với Thái Bình công chúa đểtrừ khử Vi hậu và An Lạc công chúa, lập Lý Đán lên làm Đường Duệ Tông,Lý Long Cơ được làm thái tử. Trong cuộc chính biến lần này, Thái Bìnhcông chúa không những tham gia cố vấn mà còn phái con trai là Võ TiếtSùng trực tiếp tham gia. Mục đích của bà là vừa có thể cho nhà họ Lý nắmquyền vừa có thể cho nhà họ Võ được lợi và không để nhà họ Vi chiếm lấythiên hạ.

Vai trò của bà trong cuộc chính biến lần này cũng rất quan trọng, bà đãngăn chặn được âm mưu của Vi hậu và đưa được anh trai thứ 4 của mình làLý Đán lên ngôi, vì vậy, bà được phong làm Vạn hộ và trở thành công chúaquyền lực nhất triều đại nhà Đường.

Cuộc tranh giành quyền lực lần thứ 3 mà Thái Bình công chúa tham gia lạichính là cuộc chiến chống lại Lý Long Cơ, đồng minh của bà trước đó. LýLong Cơ muốn chiếm ngôi vua còn Thái Bình công chúa muốn giúp anh traigiữ vững ngai vàng nên khuyên Lý Đán phế Lý Long Cơ. Trong vòng vài năm,Thái Bình công chúa đã rêu rao rằng Lý Long Cơ không phải con trưởng củaĐường Duệ Tông nên không thích hợp làm thái tử. Tuy nhiên, năm 712,Đường Duệ Tông truyền ngôi cho Lý Long Cơ (hiệu là Đường Huyền Tông).Năm 713, Thái Bình công chúa khởi binh tiêu diệu Lý Long Cơ, tìm cáchnắm giữ ngự lâm quân. Lý Long Cơ phát hiện kế hoạch của bà nên đã giếtchết tướng chỉ huy ngự lâm quân, Thái Bình công chúa hoảng hốt, chạy lênnúi Nam Sơn trốn 3 ngày.

Thái thượng hoàng Duệ Tông xin Đường Huyền Tông tha chết cho em gáinhưng Đường Huyền Tông một mực không chịu. Cuối cùng, Thái Bình côngchúa đã phải tự tìm tới cái chết.

Từ sau khi Võ Tắc Thiên thống trị thiên hạ, nhà Đường liên tiếp xuấthiện những người phụ nữ thích can thiệp vào triều chính như Vi hậu, AnLạc công chúa, Thái Bình công chúa. Tuy nhiên, từ sau khi Thái Bình côngchúa tự sát, không có thêm người phụ nữ nào như vậy nữa. Vì vậy, có thểnói cái chết của bà là sự kết thúc cho thời đại “phụ nữ can thiệp triềuchính” trong lịch sử nhà Đường.

 Theo Sầm Hoa
 Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.