Kiện chính phủ đòi lấy lại họ thời con gái

Sau gần 50 năm cuộc đời mang họ chồng, Kyoko Tsukamoto, 75 tuổi, giờ đây muốnđưa chính phủ Nhật ra tòa để ít nhất cụ có thể mang họ của chính mình khi quađời.

Sau gần 50 năm cuộc đời mang họ chồng, Kyoko Tsukamoto, 75 tuổi, giờ đây muốnđưa chính phủ Nhật ra tòa để ít nhất cụ có thể mang họ của chính mình khi quađời.

"Vợ chồng tôi vẫn yêu thương nhau rất nhiều, nhưng điều đó và vấn đề họTsukamoto lại khác", cụ Kyoko nói.

Tuy nhiên, tranh cãi về vấn đề họ đã nóng lên khi ngày càng nhiều phụ nữ tiếptục đi làm sau khi lấy chồng và "đau đầu" với hai họ - họ đẻ tại nơi làm và họchồng trên các giấy tờ pháp luật.

Kiện chính phủ đòi lấy lại họ thời con gái
Cụ Kyoko vẫn dùng họ đẻ của mình nhưng do các quy định trong bộ luật dân sự của Nhật Bản, cụ phải mang họ của chồng sau khi kết hôn

"Tôi đã nghĩ mình cũng sẽ quen với họ nhà chồng nhưng rồi không thể, và cảmgiác mất mát cứ lớn dần trong tôi", cụ Tsukamoto tâm sự. "Năm nay tôi 75tuổi rồi. Tôi rất sốc khi nhận ra có những điều năm ngoái mình còn làm được mànăm nay không làm được nữa. Và tôi nghĩ tôi là Kyoko Tsukamoto, tôi muốn chếtvới cái tên Kyoko Tsukamoto".

Tsukamoto là một trong 5 người dự kiến sẽ đâm đơn kiện chính phủ và các quanchức Nhật Bản vào đầu tháng 2, viện dẫn luật dân sự yêu cầu các cặp đôi lấy nhauphải đăng ký cùng họ là vi phạm quyền bình đẳng và quyền cá nhân.

Đàn ông được phép mang họ của vợ nhưng điều này rất hiếm.

Nhóm của cụ Tsukamoto sẽ đòi bồi thường vì những gì họ khẳng định là sự thất bạicủa cơ quan lập pháp nhằm ban hành sự thay đổi. Đây là vụ kiện đầu tiên thuộcloại này được tranh luận tại tòa công khai ở Nhật Bản, nước duy nhất trong nhóm8 nước công nghiệp hóa hàng đầu thế giới có một quy định như vậy về tên họ.

Hy vọng đã tăng cao khi chính phủ đệ trình một dự luật nhằm sửa đổi bộ luật dânsự sau khi Đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền năm 2009. Tuy nhiên, sự phản đốitừ một đối tác liên minh đã khiến cho kế hoạch bị trì hoãn.

"Nhiều người hy vọng luật sửa đổi được ban hành nhưng đáng tiếc điều đó đãkhông xảy ra. Họ không muốn đợi lâu thêm nữa", trích lời Fujiko Sakakibara,một luật sư của nhóm nói trên.

Quy định về họ của Nhật Bản gắn liền với quan niệm truyền thống về gia đình.Trong quá khứ, nó đảm bảo rằng tài sản, các hoạt động kinh doanh và họ đượctruyền lại cho nam giới trong một gia đình.

Một số người cho rằng điều đó nay đã lỗi thời.

Tsukamoto lấy chồng từ những năm 1960 và đã trải qua cuộc hôn nhân thứ 2 vớichồng sau khi li dị một lần năm 1965 để lấy lại họ thời con gái của mình. Họ táihôn khi có người con thứ 3 nhưng cụ ông không chấp nhận li dị lần nữa.

Những người phản đối sự thay đổi nói rằng đó là vấn đề đoàn kết gia đình. Họcũng cảnh báo về xu hướng li dị sẽ gia tăng.

Tsukamoto bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề của phụ nữ ở tuổi 63 sau khi cụ hếttrách nhiệm chăm sóc cha mẹ. Kể từ khi đó, cụ đảm đương vai trò của một nhà hoạtđộng.

"Những người khác vẫn thấy ổn thỏa và tôi nghĩ có lẽ mình ngớ ngẩn khi phảnđối điều đó... Giờ thì mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, khó cóthể tưởng tượng nổi vào những năm 1960", cụ nói.

Theo Thanh Hảo
VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.