Lạc mất con 4 tuổi trên tàu, 25 năm sau bà mẹ bật khóc khi mở cửa nhà

Câu chuyện về hành trình tìm lại gia đình của cậu bé 4 tuổi bị đẩy đi xa hàng nghìn km gây xúc động.

Câu chuyện về hành trình tìm lại gia đình của cậu bé 4 tuổi bị đẩy đi xa hàng nghìn km gây xúc động.

Internet không chỉ là công cụ giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, nó thậm chí còn thay đổi số phận của nhiều người.

Cậu bé Saroo Brierley người Ấn Độ bị lạc mất gia đình khi mới chỉ 4 tuổi. Sau 25 năm, nhờ Google Earth, Saroo đã tìm lại được người mẹ của mình. Câu chuyện về hành trình tìm lại gia đình của cậu bé 4 tuổi bị đẩy đi xa hàng nghìn km gây xúc động.

Saroo sinh ra trong một gia đình nghèo có 3 anh chị em. Tuổi thơ của cậu bé chỉ là những ký ức loáng thoáng về những ngày cả gia đình chẳng có lấy một bữa ăn cho đỡ đói bụng. Để phụ giúp gia đình, anh trai Saroo đi làm thuê các công việc lặt vặt như dọn dẹp, lau chùi toa xe lửa. Một hôm, khi Saroo đòi theo anh đi làm, anh trai của cậu bé đã đồng ý và dắt em đến ga tàu hỏa, đặt cậu bé 4 tuổi vào một khoang tàu rồi dặn “Ở đây, anh sẽ quay lại đón em”.

lac mat con 4 tuoi tren tau, 25 nam sau ba me bat khoc khi mo cua nha - 1

Saroo chờ anh một lúc lâu rồi nhanh chóng ngủ quên. Đến khi tỉnh dậy, cậu bé 4 tuổi thấy đoàn tàu đã đi chuyển, toa xe trống rỗng, không biết anh trai ở đâu. Chuyến tàu sau đó đưa cậu bé 4 tuổi dến Calcutta. Vì không biết tên làng, không biết cách liên lạc với ai, Saroo cứ thế đi lang thang khắp các con phố. Cậu bé dần trở thành trẻ ăn xin.

Một thời gian sau, cơ quan phúc lợi xã hội địa phương tìm thấy Saroo và giới thiệu cậu bé cho một cặp vợ chồng người Úc nhận nuôi. Cuộc đời cậu bé Ấn Độ bước sang một trang mới với cảnh sống hạnh phúc giàu sang.

Trong căn phòng của Saroo tại Úc, cha mẹ nuôi của cậu bé treo một tấm bản đồ Ấn Độ, họ muốn cậu bé không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Mỗi ngày lớn lên, nhìn vào tấm bản đồ, Saroo lại suy nghĩ “Không biết giờ này, gia đình mình đang ở đâu, làm gì,mọi người ra sao?”.

lac mat con 4 tuoi tren tau, 25 nam sau ba me bat khoc khi mo cua nha - 2

Sau nhiều năm Saroo giờ đã trở thành một doanh nhân. Mặc dù ký ức tuổi thơ đã dần phai mờ nhưng Saroo vẫn chưa khi nào thôi mong nhớ tìm về gia đình cũ. Saroo bắt đầu sử dụng dịch vụ Google street map để xem và khám phá từng thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, hy vọng sẽ bắt gặp một khung cảnh thân quen.

Việc làm tưởng như “mò kim đáy bể” này được Saroo kiên trì thực hiện mỗi ngày như một cậu học sinh chăm chỉ làm bài tập về nhà. Saroo kéo chuột để xem từng cm địa điểm trên bản đồ. Một ngày, Saroo ngạc nhiên khi phát hiện một nhà máy ven sông cạnh cây cầu trông rất giống làng quê nơi anh từng lớn lên.

lac mat con 4 tuoi tren tau, 25 nam sau ba me bat khoc khi mo cua nha - 3

Saroo bắt đầu xem những vùng xung quanh, kỷ niệm thời thơ ấu dần trở về. Cuối cùng, Saroo xác định ngôi làng ngày xưa của mình chính là ngôi làng có tên Ganesh Talai. Sau 25 năm, cậu bé ngày nào đã đặt chân về chốn cũ, gõ cánh cửa ngôi nhà xưa và bật khóc, những giọt nước mắt lăn dài khi được gặp lại người mẹ đẻ của mình. Hai mẹ con ôm nhau trong cuộc hội ngộ tưởng như không thể xảy ra.

lac mat con 4 tuoi tren tau, 25 nam sau ba me bat khoc khi mo cua nha - 4

lac mat con 4 tuoi tren tau, 25 nam sau ba me bat khoc khi mo cua nha - 5

Mẹ của Saroo kể lại, năm ấy sau khi Saroo mất tích, bà và gia đình đã lo lắng đi tìm con khắp nơi nhưng không có bất cứ manh mối nào. Cả nhà không ngờ Saroo đã rời Ấn Độ sang nước Úc xa xôi. Sau thời gian đó, lần lượt hai người anh chị của Saroo cũng bị tai nạn, bệnh tật mà mất đi. Mẹ cậu bé một mình sống trong cảnh hiu quạnh. Nhưng cuối cùng, phép lạ cũng đã xuất hiện sau 25 năm như chưa hề có cuộc chia ly

Theo Khám Phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.