- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền
Bỏ hơn 559 triệu đồng mua nhà, 15 năm sau, người phụ nữ Trung Quốc bàng hoàng nhận ra hợp đồng mua nhà không có hiệu lực”.
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại. Cùng lúc đó, ở bên kia thành phố, một người phụ nữ nghèo tên Lưu Á Vân cũng đang đăng tin rao bán nhà để có tiền trả nợ. Khi biết tin bà Lưu bán nhà, chị Ngụy lập tức tìm đến hỏi thăm.
Theo 163, ngôi nhà của bà Lưu nằm ở ngoại ô thành phố Xích Phong, có diện tích 146 m2. Thấy gia cảnh của người phụ nữ này khó khăn, một mình nuôi 2 con rất vất vả nên chị Ngụy đã mua căn nhà trên với giá 160.000 NDT (hơn 559 triệu đồng), cao hơn giá thị trường lúc đó. Bà Lưu thấy vậy thì rất cảm kích. Hai bên sau đó đã ký hợp đồng mua nhà và bàn giao bàn theo đúng thỏa thuận.
Ảnh: 163
15 năm sau đó, Ngụy Tư Lệ gần như đã quên mất người phụ nữ từng bán nhà cho mình. Thế nhưng vào một ngày nọ, mẹ con bà Lưu Á Vân bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà khiến chị vô cùng bối rối. Sau một lúc nói chuyện, người phụ nữ kia cũng nói rõ mục đích ghé thăm.
Hóa ra, khi biết được tin ngôi nhà cũ của mình nằm trong khu vực bị giải tỏa, có thể nhận được một số tiền đền bù lớn, bà Lưu đã đến tìm chị Ngụy để yêu cầu chia phần. Với số tiền đền bù 4,19 triệu NDT (hơn 14,6 tỷ đồng) mà chị Ngụy nhận được, bà Lưu chỉ yêu cầu chia cho bà 1,5 triệu NDT (hơn 5,2 tỷ đồng).
Ngụy Tư Lệ cho rằng yêu cầu của bà Lưu rất vô lý nên lập tức từ chối: “15 năm trước, bà đã bán nhà cho tôi. Kể từ đó, ngôi nhà đó là của tôi rồi, bà còn liên quan gì nữa đâu mà tới đây đòi chia phần?”
Mặc dù bị từ chối, gia đình bà Lưu vẫn liên tục tìm đến nhà chị Ngụy để yêu cầu chia tiền. Không thể chịu đựng được nữa, chị Ngụy liền dọa sẽ báo cảnh sát. Tuy nhiên, con trai của bà Lưu là Điền Quân lại không quan tâm, thậm chí còn dọa ngược lại người phụ nữ này:
“Nếu làm vậy, cô có thể sẽ mất trắng đấy. Tôi đã kiểm tra và phát hiện hợp đồng mua bán nhà trước đây của 2 bên gia đình không có hiệu lực. Do đó, ngôi nhà cổ này vẫn thuộc sở hữu của chúng tôi”.
Ảnh: 163
Nghe những lời Điền Quân nói, Ngụy Tư Lệ cũng có dự cảm không lành. Chị nhanh chóng tìm luật sư để xin tư vấn nhưng lại nhận được tin tức chấn động. Hóa ra, theo luật Trung Quốc ở thời điểm đó, nhà ở nông thôn bị cấm bán cho người dân có hộ khẩu thành thị. Ngụy Tư Lệ lại là người có hộ khẩu thành thị nên hợp đồng mua nhà mà chị và bà Lưu ký kết quả thực không hợp lệ.
Nhận được tin này, Ngụy Tư Lệ như bị sét đánh bên tai. Chưa kịp lấy lại bình tĩnh, người phụ nữ này lại nhận được giấy triệu tập của tòa án địa phương. Theo đó, người khởi kiện là gia đình bà Lưu Á Vân. Tòa án thành phố Xích Phong sau khi xem xét vụ việc đã xác nhận hợp đồng mua nhà giữa 2 bên không có hiệu lực. Tuy nhiên, tòa cũng bác bỏ yêu cầu chia tiền phá dỡ của gia đình họ Lưu vì thời điểm mua bán nhà, các cơ quan liên quan cũng chưa thông báo việc ngôi nhà sẽ phá dỡ trong tương lai.
Ngay sau đó, chị Ngụy đã chủ động khởi kiện nhà họ Lưu. Tại tòa, người phụ nữ này cho biết việc hai bên ký hợp đồng mua nhà là dựa trên nguyên tắc công bằng và tự nguyện. Hơn nữa, vợ chồng chị đã sống ở ngôi nhà này 15 năm nên quyền sở hữu căn nhà phải thuộc về họ. Mặt khác, năm đó khi chuyển đến ở, vợ chồng chị cũng đã nộp đơn xin cải tạo và mở rộng diện tích nên căn nhà hiện tại cũng không còn là căn nhà của năm đó.
Trước tuyên bố của chị Nguỵ, gia đình bà Lưu ra sức phản đối. Họ cho rằng hợp đồng mua nhà vô hiệu nên ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của họ. Điều đó cũng có nghĩa là họ có quyền nhận một phần tiền đền bù đất.
Nghe đối phương nói vậy, chị Ngụy tức giận nói: “Gia đình anh biết căn nhà không thể bán cho người thành thị nhưng vẫn chọn cách giấu giếm chuyện này và bán nhà cho tôi. Đây chẳng phải là lỗi của gia đình anh trước sao?”
Ảnh: 163
Lời của Ngụy Tư Lệ khiến cả nhà họ Lưu đỏ mặt. Để giải quyết vụ án này, thẩm phán Tòa án địa phương đã tiến hành kiểm tra nhà của chị Nguỵ. Theo đó, khi bà Lưu bán nhà cho người phụ nữ này, diện tích căn nhà chỉ có 146m2, 284m2 còn lại do chính Ngụy Tư Lệ mở rộng. Vì vậy, số tiền phá dỡ 284m2 hoàn toàn thuộc về chị Nguỵ. Trong vụ việc này, ngay từ đầu chính gia đình bà Lưu đã vi phạm tinh thần của hợp đồng nên họ phải chịu 70% trách nghiệm. Ngụy Tư Lệ cũng phải chịu 30% trách nhiệm vì sự thiếu hiểu biết của mình về pháp luật.
Vào tháng 12 năm 2018, tòa án địa phương đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ tranh chấp. Tổng số tiền phá dỡ ngôi nhà là 4,19 triệu NDT. Theo xác định trách nhiệm pháp lý, Ngụy Tư Lệ có thể nhận được 3,82 triệu NDT (hơn 13 tỷ đồng) còn gia đình bà Lưu chỉ có thể nhận được 370.000 NDT (hơn 1,2 tỷ đồng). Hơn nữa, nếu họ muốn nhận được số tiền phá dỡ thì phải trả lại 160.000 NDT tiền nhà cho chị Nguỵ. Kết quả, gia đình bà Lưu chỉ có thể nhận được 210.000 NDT (hơn 733 triệu đồng).
Ngụy Tư Lệ đồng ý với kết quả này. Đối với số tiền phải chia cho gia đình bà Lưu Á Vân, chị sẽ xem đó là một bài học đắt giá cho bản thân.
Theo Đời sống Pháp luật
-
Thế giới1 giờ trướcƯớc tính có 5.000 trẻ em đã tham gia sự kiện lễ hội dành cho thiếu nhi này.
-
Thế giới1 giờ trướcTổng thống đắc cử Donald Trump đã phá vỡ nỗ lực lưỡng đảng nhằm ngăn chặn việc chính phủ Mỹ đóng cửa.
-
Thế giới4 giờ trướcNgười phụ nữ 40 tuổi đã bị những người họ hàng tấn công và sau đó bị cháu trai cắt mũi trong một cuộc ẩu đả vì tranh chấp đất đai.
-
Thế giới4 giờ trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
-
Thế giới7 giờ trướcNgoài cơn thịnh nộ ngút ngàn đối với một chính phủ mà nhiều người cảm thấy thất vọng, sự sụp đổ nhanh chóng của Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng thể hiện một yếu tố của văn hóa Hàn Quốc: Văn hóa palipali.
-
Thế giới7 giờ trướcMột phụ nữ đã thiệt mạng và ít nhất 17 người khác bị thương sau khi một đoàn tàu hỏa chở khách đâm vào một đoàn tàu chở hàng ở vùng Murmansk của Nga.
-
Thế giới8 giờ trướcNgày càng nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc thuê "mafia trắng" để đối phó với chồng bạo hành, bạn trai cũ gây rắc rối hoặc chủ cho thuê nhà không trung thực.
-
Thế giới8 giờ trướcMột tai nạn săn bắn kỳ lạ đã kết thúc bằng cái chết của cả một con gấu và một thợ săn ở tiểu bang Virginia, Mỹ.
-
Thế giới8 giờ trướcCâu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ này, từ những lời chúc phúc đến những nghi ngờ về động cơ thực sự.
-
Thế giới20 giờ trướcTổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol không đến Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO), bất chấp lệnh triệu tập.
-
Thế giới20 giờ trướcKhi đang mua sắm trong siêu thị, cô gái bất ngờ bị một người đàn ông cầm điện thoại quay lén dưới váy.
-
Thế giới1 ngày trướcChủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un dẫn đoàn vào Cung Mặt trời Kumsusan để viếng ông nội Kim Nhật Thành và cha Kim Chính Nhật, truyền thông Triều Tiên đưa tin ngày 18/12.
-
Thế giới1 ngày trướcKhông khí ấm áp của một đám cưới ở huyện Deogarh, bang Jharkhand (Ấn Độ) đã trở nên lạnh lẽo sau khi cô dâu tuyên bố hủy hôn vì chứng kiến chú rể ngất xỉu trong thời tiết lạnh giá.