Mỹ lại dậy sóng vì cái chết của người da đen

Bộ Tư pháp Mỹ đang khởi động một cuộc điều tra dân sự về cái chết của ông Eric Garner, một người đàn ông da đen thiệt mạng sau khi bị một cảnh sát da trắng “khóa cổ” đến ngạt thở ở TP New York hôm 17-7.

Bộ Tư pháp Mỹ đang khởi động một cuộc điều tra dân sự về cái chết của ông Eric Garner, một người đàn ông da đen thiệt mạng sau khi bị một cảnh sát da trắng “khóa cổ” đến ngạt thở ở TP New York hôm 17-7.

Quyết định điều tra được đưa ra sau khi một bồi thẩm đoàn hôm 3-12 nhất trí không buộc tội viên cảnh sát, làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ của cộng đồng người da đen tại địa phương. Vợ của ông Garner, bà Esaw Garner, quyết tâm đòi lại công bằng cho người chồng quá cố và kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh, tránh gây bạo loạn.

Đoạn video an ninh ghi lại cái chết của người đàn ông 47 tuổi này cho thấy ông bị cảnh sát chặn lại trên đường do nghi ngờ bán thuốc lá lậu. Sau khi không chịu để cảnh sát còng tay, ông Garner bị quật ngã và bị viên cảnh sát tên Daniel Pantaleo siết cổ trên nền đất. Do có tiền sử bệnh hen, ông Garner la lớn: “Tôi không thở được” nhưng vẫn bị siết chặt tới chết. Kết quả giám định pháp y xác nhận nạn nhân ngạt thở đến chết do tác động ngoại lực cùng một số yếu tố khác như bệnh hen suyễn và bệnh tim.

Ông Eric Garner (trái) tử vong sau khi bị cảnh sát siết cổ 
Ảnh: New York Post
Ông Eric Garner (trái) tử vong sau khi bị cảnh sát siết cổ Ảnh: New York Post

Chứng kiến sự bất bình của người dân, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cam kết tiến hành “một cuộc điều tra độc lập, toàn diện, công bằng và nhanh chóng” về hành vi vi phạm quyền dân sự đối với trường hợp của viên cảnh sát Pantaleo. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận bất công là vấn đề của đất nước khi “công dân trong cùng quốc gia không được đối xử bình đẳng trên nền tảng của luật pháp”, đồng thời nhấn mạnh sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề này.

Trong động thái được cho là cải thiện sự tương tác giữa lực lượng hành pháp với người dân, Sở Cảnh sát New York trong tuần này bắt đầu thí điểm việc đeo camera trên người 54 nhân viên an ninh, mục đích ghi lại bằng chứng và thể hiện sự công bằng khi làm việc với người dân. Thị trưởng TP New York Bill DeBlasio hy vọng 35.000 cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát New York cũng sẽ được trang bị camera trong tương lai.

Theo Phạm Nghĩa
Người lao Động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.