Những hình ảnh cho thấy thế giới bất lực như thế nào với số phận của trẻ em di cư

Ít ai biết rằng, mỗi ngày trôi qua lại có ít nhất hai trẻ em di cư chết đuối ngay trên biển Địa Trung Hải hoặc mắc kẹt vào những mỏm đá sát bờ biển.

Ít ai biết rằng, mỗi ngày trôi qua lại có ít nhất hai trẻ em di cư chết đuối ngay trên biển Địa Trung Hải hoặc mắc kẹt vào những mỏm đá sát bờ biển.

Kể từ cái chết thương tâm của cậu bé di cư người Syria, Aylan Kurdi vào tháng 9 năm ngoái thì tính đến nay chưa đầy 6 tháng nhưng đã có đến hơn 340 trẻ em bị chết đuối do nỗ lực di cư qua vùng biển Địa Trung Hải từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp.

Những người lính cứu hộ cố gắng đưa thi thể em bé bị chết đuối tại biển Địa Trung Hải.


Xé lòng hình ảnh cậu bé di cư trôi dạt vào bờ biển cùng chiếc nón úp trên mặt.


Đây có lẽ không còn là hình ảnh hiếm hoi, mà nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ liền tại đảo Lesbos, Hy Lạp.

Khu vực biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp được coi là những tuyến đường đẫm máu nhất trên thế giới đối với người tị nạn và người di cư. Biển động trong mùa đông, những con thuyền quá tải, chất lượng kém của tàu thuyền cũng như thiết bị cứu sinh đã làm tăng nguy cơ bị lật thuyền, khiến cho chuyến hành trình trên biển trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Đau lòng với những thi thể trẻ em nhỏ tuổi trên đảo Lesbos.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng di cư ồ ạt đến Châu Âu là vì tình trạng bạo lực bùng phát dữ dội, chiến tranh liên miên, cùng với đó là sự vi phạm nhân quyền đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông khiến cuộc sống và tính mạng của người dân ở các quốc gia trong khu vực này không còn được an toàn. Họ muốn tìm kiếm một cuộc sống sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn.

Một nhân viên cứu hộ làm việc tại hòn đảo Lebos, Hy Lạp, cô Christina Psarra chia sẻ: “Tôi đã chứng kiến cảnh tượng cậu bé Aylan Kurdi trên bãi biển, trông cậu bé như đang ngủ nhưng thật ra cậu bé đã qua đời. Thật sự rất đau lòng khi phải hằng ngày làm việc tại đây và chứng kiến những hoàn cảnh như vậy”.

Cô Christina Psarra, nhân viên cứu hộ, vẫn còn nhớ như in giây phút chứng kiến cậu bé Syria chết trên bờ biển.

Vào chủ nhật vừa qua (6/3), lại thêm một vụ chìm tàu giữa biển Địa Trung Hải, tổng số người mất tích không xác minh được, tuy nhiên có ít nhất 10 trẻ em đã thiệt mạng. Vào tháng 6/2015, theo một báo cáo của Tổ chức di cư Quốc tế (IOM) cho biết cứ 10 người tị nạn và di cư tại biên giới Hy Lạp và cộng hòa Dominica thì có 1 trẻ em, 73% lực lượng di cư là nam giới và có độ tuổi chỉ từ 10 đến 18 tuổi. Con số này không dừng lại ở đó mà có xu hướng ngày càng tăng, gióng lên một hồi chuông đáng lo ngại.


73% lực lượng di cư là nam giới và có độ tuổi chỉ từ 10 đến 18 tuổi.

Theo ông ông Filippo Grandi, đại diện UNHCR, cho biết “Những cái chết trên Địa Trung Hải là điều không thể chấp nhận được và cần phải dừng lại. Rõ ràng, nỗ lực nhiều hơn nữa là điều cần thiết để chống lại nạn buôn lậu và buôn bán người”.

Nhiều trẻ em và người lớn đã bỏ mạng khi cố gắng đi đến châu Âu. Gia đình ông Ali Al Sahau là một minh chứng. Để trốn chạy khỏi Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS,  ông Ali phải trả 4.600 bảng Anh (hơn 150 triệu) cho một kẻ buôn lậu để được đi thuyền từ Cesme (thuộc bờ biển phía tây Thổ Nhĩ Kỳ) đến đảo Chios, Hy Lạp.

Bọn chúng nói cuộc hành trình dài 10 dặm này sẽ chỉ mất 15 phút và hành khách không cần áo phao. Ngay sau đó chiếc thuyền bị lật úp nhanh chóng vì quá tải trên vùng biển Aegean (giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ). Anh Ali nghe rõ tiếng lũ trẻ gào thét, nhưng hoàn toàn bất lực. Anh là người sống sót duy nhất nhờ được một ngư dân cứu, còn người vợ và 7 đứa con của anh đã mãi mãi ra đi. Đứa cả mới 9 tuổi, còn đứa út vừa chào đời được 20 ngày. Anh còn dự định đưa một cô con gái đến Đức phẫu thuật vì bệnh nặng. Ông Ali chia sẻ trong nỗi buồn tuyệt vọng: “Đừng tiếp tục làm điều nguy hiểm này. Tôi khuyên mọi người hãy dừng lại. Hãy ở lại Syria, cho dù có khó khăn đến đâu”.

 
Ông Ali mãi mãi không thể gặp lại những người thân trong gia đình nữa vì nạn lật thuyền trên biển.

Ba cô con gái của ông Ali đã bỏ mạng trên biển sau cuộc trốn chạy ISIS.

Một trường hợp khác là của gia đình ông Hayat Sabir Burhan (người Syria). Ông cùng gia đình mình là vợ và cậu con trai Yusuf di cư từ Syria đến châu Âu để tìm "vùng đất hứa". Tuy vậy, trong lúc hành trình thì xảy ra tai nạn do chiếc thuyền chở người bằng gỗ không chắc chắn. Khi gặp sóng lớn chiếc thuyền đã bị nhấn chìm xuống biển. Hậu quả khiến 17 người tử vong, trong đó có 5 trẻ em, một trong số những trẻ em không may mắn là bé Yusuf. Cùng một lúc ông đã mất 2 người thân nhất trong cuộc sống vì nạn di cư trên biển.

Lực lượng chức năng can thiệp thì ông Burhan mới miễn cưỡng rời thi thể con.

Ông Hayat Sabir Burhan khóc ngất, ôm chặt thi thể con trai 3 tuổi.

Số liệu từ Liên hợp quốc cho thấy, trẻ em chiếm tới 36% số người di cư trên biển. Trong 6 tuần đầu tiên của năm 2016, có tới 410 người đã bỏ mạng trong tổng số 80.000 người cố gắng vượt qua Địa Trung Hải để đến châu Âu. Con số này đã cao hơn 35 lần so với cùng kỳ năm 2015.

Theo các số liệu không chính thức từ IOM, trong giai đoạn từ 1/1/2015 đến 17/2/2016, có tới 937.241 người di cư và người tị nạn đã băng qua hải phận của Hy Lạp. Ước tính, con số này có thể đạt mức 1 triệu người vào giữa tháng 3 tới.

Có những em bé còn ngậm bình sữa nhưng đã phải bỏ mạng vì vấn nạn di cư.

Thi thể em bé mắc kẹt trong hốc đá được tìm thấy

 Theo Yến Như / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.