Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài

Nước nào cũng vậy, sẽ có những quy tắc riêng mà bạn phải tuân thủ trong chuyện ăn uống.

Nói về chuyện ăn uống, mỗi quốc gia, nền văn hóa lại có những quy tắc riêng. Thậm chí một số nơi có phong tục ăn sâu đến mức bạn buộc phải tuân thủ, nếu không muốn bị xem là một kẻ bất lịch sự.

Nhật Bản: Không cắm đũa lên bát cơm

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-1

Thực ra không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia Á Đông khác cũng vậy, việc cắm đũa vào bát cơm trên bàn ăn là một điều cấm kỵ.

Cụ thể với người Nhật, đũa không dùng để cắm vào thức ăn, cũng không được phép gắp nối từ đũa này sang đũa khác. Bởi đó là những thứ chỉ thấy trong tang lễ và cơm cúng, không phù hợp với bàn của người còn sống.

Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có một số quy tắc khá thú vị. Chẳng hạn, bạn có thể thoải mái húp nước gây tiếng động khi ăn mì, thậm chí là nên làm như vậy. Người Nhật quan niệm rằng, ăn mì thành tiếng là cách cho đầu bếp thấy bạn đang tán thưởng bữa ăn của họ.

Pháp - không để khuỷu tay lên bàn

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-2

Khi ăn uống tại Pháp, bạn không nên để tay một cách tùy tiện. Vị trí đúng là phần cánh và bàn tay được đặt lên bàn, nhưng tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên.

Vẫn là Pháp: Không cắt xà lách bằng dao

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-3

Người Pháp khi ăn xà lách trong salad sẽ không dùng dao, và đằng sau đó là cả một lịch sử. Trước kia, các dụng cụ ăn uống thường được làm bằng bạc - thứ kim loại dễ bị oxy hóa và đen đi khi tiếp xúc với giấm - thứ thường được cho vào xà lách. Dù ngày nay dao đã được làm từ chất liệu khác, phong tục này vẫn được giữ nguyên. Bạn chỉ được ăn salad bằng dĩa/ nĩa thôi.

Anh: Không khuấy trà thành tiếng

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-4

Người Anh nổi tiếng một phần là vì trà. Họ thậm chí có cả giờ uống trà trong ngày nữa. Nhưng khi uống, có một số quy tắc cần phải ghi nhớ, chẳng hạn không được khuấy ly thành tiếng, hoặc không được để lại thìa/ muỗng trong tách trà khi uống.

Thái Lan: Quên dao ăn đi

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-5

Ở Thái Lan, bạn không ăn bằng dao dĩa, mà sử dụng "combo" thìa và dĩa. Chiếc dĩa sẽ làm thay nhiệm vụ của dao (cắt), trong khi thìa được dùng để đưa thức ăn vào miệng.

Bồ Đào Nha: Đừng xin thêm gia vị

Những quy tắc tuyệt đối không làm trên bàn ăn các nước: Đọc để đừng biến mình thành kẻ bất lịch sự khi ra nước ngoài-6

Tại Bồ Đào Nha, nếu trên bàn không có sẵn muối hoặc tiêu, bạn cũng không được xin thêm đâu vì điều đó có thể xem là một sự xúc phạm với đầu bếp. Người Bồ Đào Nha sẽ nghĩ điều đó có nghĩa "đầu bếp đã nêm nếm món ăn rất tệ".

Một số quy tắc khác

Ở các nước Trung Đông, ăn uống bằng tay trần là điều bình thường, nhưng bạn cần phải nhớ rằng chỉ được ăn bằng tay phải. Bởi tay trái được xem là không sạch sẽ.

Tại Na-uy, quy tắc khi ăn một bữa tiệc là nếu có ai nâng ly mời rượu, bạn sẽ phải nâng ly lại, nhìn vào người đó, nhấp một ngụm rồi đặt ly xuống.

Tại Trung Quốc, ăn hết thức ăn trên đĩa là dấu hiệu cho thấy gia chủ "không mang đủ đồ cho bạn". Vậy nên để tránh các tình huống khó xử, hãy chừa lại một chút đồ ăn trên đĩa.

Ấn Độ thì ngược lại, hãy ăn hết đồ trên đĩa để tránh lãng phí.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/nhung-quy-tac-tuyet-doi-khong-lam-tren-ban-an-cac-nuoc-doc-de-dung-bien-minh-thanh-ke-bat-lich-su-khi-ra-nuoc-ngoai-2202221133244938.htm

ăn uống đúng cách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.