Rúng động: Phát hiện hang cổ chất đầy xương, giới chuyên gia choáng váng tìm ra danh tính "kẻ ác", bất chấp thủ đoạn đào cả xác người chết

Một "núi" xương người và xác động vật đã được tìm thấy trong hang động ở Ả Rập Xê Út khiến giới khoa học choáng váng.

Theo tờ Live Science, trong quá trình điều tra một ống dung nham khô cạn ở phía Tây Bắc của đất nước Ả Rập Xê Út, các nhà khoa học đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện một đám xương khổng lồ trong một hang động lớn dưới lòng đất được gọi là Umm Jirsan. Cảnh tượng hàng nghìn mảnh xương phủ kín cả bề mặt hang động khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng đều sởn tóc gáy. Và mới đây, các nhà khoa học đã chính thức tìm ra danh tính kẻ ăn thịt bỏ xương gây ra cảnh tượng khiếp đảm ấy.

Một phát hiện rùng rợn
Hang động này có tên là Umm Jirsan, là một hệ thống dẫn dung nham trải dài bên dưới cánh đồng núi lửa Harrat Khaybar ở phía Tây Bắc Ả Rập Xê Út. Umm Jirsan dài 1.500 mét và được xem là ống dung nham dài nhất ở Ả Rập. 

Rúng động: Phát hiện hang cổ chất đầy xương, giới chuyên gia choáng váng tìm ra danh tính kẻ ác, bất chấp thủ đoạn đào cả xác người chết-1

Người ta cho rằng địa điểm này được tạo ra bởi một dòng sông dung nham cổ đại. Hệ thống hang động nằm trên sa mạc khô cằn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy ống dung nham này từ giữa những năm 2000 nhưng họ đã ngại nguy hiểm nên không đi quá sâu vào bên trong. Tuy nhiên, mới đây, một số nhà nghiên cứu đã "đánh liều" tiến vào sâu hơn nữa, để rồi phát hiện ra hàng trăm nghìn bộ xương của ít nhất 40 loài loại động vật khác nhau, chẳng hạn như gia súc, ngựa, lạc đà, động vật gặm nhấm... và trong đó có cả xương người. Hầu hết xương thuộc về lừa, tiếp theo là caprines (một loài dê), linh dương, lạc đà và chó sói.

Những mảnh xương có niên đại từ khoảng 7.000 năm trước cho đến thời đại Victoria. Nó giống như một bữa tiệc kéo dài từ đời này qua đời khác.

Rúng động: Phát hiện hang cổ chất đầy xương, giới chuyên gia choáng váng tìm ra danh tính kẻ ác, bất chấp thủ đoạn đào cả xác người chết-2Nhà khảo cổ học Mathew Stewart, nhà khảo cổ học tại Viện Max Planck chuyên về Nghiên cứu Lịch sử loài người, nói: "Ống dung nham dài 1,5 km này là một khối với hàng trăm nghìn bộ hài cốt động vật được bảo quản rất tốt. Nhưng tại sao lại có hang xương khổng lồ này?"

Và sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết họ cuối cùng đã tìm ra câu trả lời.

"Chúng tôi cho rằng đó là linh cẩu sọc. Chúng là loài vật tích lũy xương rất cuồng nhiệt", Mathew Stewart cho biết.

Sự thật ghê rợn về những kẻ ăn thịt bỏ xương
Dù thực tế hiện nay ở Ả Rập Xê-út, những con linh cẩu đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng chúng từng là một trong các loài có số lượng cá thể lớn tại các khu vực đầy dung nham ở phía Tây Bắc của nước này.

Tờ Live Science trích dẫn kết quả nghiên cứu cho hay, những dấu vết trên các mảnh xương cho thấy chúng từng bị nhai, liếm và cắn mất một phần khớp và các dấu vết đều cho thấy thủ phạm là loài linh cẩu. 

Rúng động: Phát hiện hang cổ chất đầy xương, giới chuyên gia choáng váng tìm ra danh tính kẻ ác, bất chấp thủ đoạn đào cả xác người chết-3Những mảnh xương chất đầy trong hang.

Bên cạnh đó, linh cẩu sọc được biết đến với thói quen đào hang sâu trong mạng lưới hang động. Thực tế, trong khi loài sói có xu hướng chén luôn con mồi tại chỗ thì linh cẩu lại thích tích trữ xương thịt trong ổ của chúng. Các cơ cổ và hàm rất khỏe cho phép chúng mang những cái xác nặng về khoảng cách xa và thậm chí bẻ gãy các đoạn xương ống lớn để tiếp cận tủy bên trong.

Giải thích tại sao lại có cả nhiều mảnh xương người, nhà khoa học Stewart tiết lộ với Live Science trong một email: “Những con linh cẩu sọc là loài tích tụ nhiều xương nhất ở Umm Jirsan. Nhưng dù thực tế là chúng ăn thịt người nhưng không có nghĩa là chúng giết hại con người làm mồi. Có thể là do chúng đào bới các ngôi mộ và tha xác chết về gặm nhấm".

Rúng động: Phát hiện hang cổ chất đầy xương, giới chuyên gia choáng váng tìm ra danh tính kẻ ác, bất chấp thủ đoạn đào cả xác người chết-4Một con linh cẩu sọc.

"Luôn luôn chỉ còn nắp sọ là sót lại", ông Stewart nói. "Chúng dường như không thực sự hứng thú với phần đỉnh đầu của những chiếc đầu lâu. Chúng tôi có thể tìm thấy năm hoặc sáu nắp sọ với dấu vết gặm nhấm phía trên tại địa điểm này, nhưng chỉ có các nắp sọ. Không còn gì khác".

"Ngoài việc cung cấp cái nhìn sơ lược về thói quen kéo dài hàng nghìn năm của loài linh cẩu, phát hiện ở hang động Umm Jirsan còn cung cấp cái nhìn mới về đa dạng sinh học trong một khu vực "nơi mà việc bảo quản xương và hóa thạch còn rất kém"", ông Stewart nói thêm. "Những nơi như thế này có thể nắm giữ những chìa khóa tiềm năng để hiểu môi trường và hệ sinh thái trong quá khứ ở những vùng khô cằn như Ả Rập".

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/rung-dong-phat-hien-hang-co-chat-day-xuong-gioi-chuyen-gia-choang-vang-tim-ra-danh-tinh-ke-ac-bat-chap-thu-doan-dao-ca-xac-nguoi-chet-162210810000831065.htm

khảo cổ học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.