Sóng thần Indonesia: Hệ thống cảnh báo "chết"

Hệ thống cảnh báo sóng thầncủa Indonesia đã không cảnh báo được các nhà chức trách về những nguyhiểm của trận thiên tai tối 2510 mặc dù được đầu tư rất tốn kém.

Hệ thống cảnh báo sóng thần của Indonesia đã không cảnh báo được các nhà chức trách về những nguy hiểm của trận thiên tai tối 25/10 mặc dù được đầu tư rất tốn kém.
 
Sóng thần Indonesia: Hệ thống cảnh báo "chết"
Sóng thần ập vào bờ chỉ 10 phút sau trận động đất lúc 9h42’ tối 25/10. (Ảnh: LiveScience)

Theo thống kê, hơn 300 người đã thiệt mạng sau khi sóng thần do trận động đất 7,7 độ Richter gây ra đã xóa sổ nhiều làng mạc trên đảo Mentawai hẻo lánh. Tính đến sáng nay (28/10), vẫn còn khoảng 500 người mất tích.

Một quan chức chính phủ Indonesia cho hay, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần không hoạt động là vì các máy cảm biến phát hiện sóng thần đã bị phá hoại.  

Hệ thống này, được thiết lập sau cơn đại hồng thủy 2004 làm hơn 240.000 người thiệt mạng ở nhiều quốc gia bên bờ Ấn Độ Dương, bao gồm rất nhiều phao phát hiện sóng thần ở ngoài khơi bờ biển Indonesia. Tuy nhiên, chúng không đưa ra cảnh báo sớm nào khi trận động đất tối 25/10 gây ra một con sóng cao vài mét tốc độ nhanh ập vào các đảo Mentawai, gần Sumatra.

"Phao cảm biến gần Mentawai bị phá hoại. Chúng tôi đã tìm lại được phao này hồi tháng trước",
Ridwan Jamaluddin, Phó Chủ tịch Ủy ban đánh giá và ứng dụng công nghệ của chính phủ Indonesia, cho tờ Thời báo Tài chính hay. "Chuyện này xảy ra ít nhất 4 lần rồi".

Hành động cố ý phá hoại là một dấu hiệu cho thấy những thách thức nghiêm trọng mà các nhà chức trách Indonesia phải đối mặt trong nỗ lực phòng ngừa thiên tai ở đất nước thường xuyên có động đất, sóng thần và núi lửa phun trào này.

Indonesia đã mất vài năm để thiết kế và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm trị giá nhiều triệu đôla nói trên, với sự giúp đỡ của các chính phủ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Các vấn đề tương tự cũng xảy ra với hệ thống ở Thái Lan, nơi các nhà chức trách thông báo một vài bộ phận của nó đã bị ngư dân lấy trộm.

Các chuyên gia cho rằng, chỉ là vấn đề thời gian trước khi xảy ra một trận động đất giống với trận năm 2004, khi 180.000 người Indonesia phải bỏ mạng.  

Nhưng ngay cả khi các phao cảm biến hoạt động đầy đủ, ít có khả năng chúng đưa ra cảnh báo kịp thời do tâm động đất cách vùng đảo bị tàn phá Pagai và Sipora có 50km. Các con sóng lớn cập bờ chỉ 10 phút sau trận động đất lúc 9h42’ tối 25/10, theo Kodijat Hardito thuộc Chương trình Giảm thiểu rủi ro thảm họa Indonesia của Unesco.

"Đây là một trận sóng thần gần bờ. Thậm chí, nếu có cảnh báo sớm thì cũng là quá muộn", ông Hardito nói. "Nó xảy ra vào buổi tối và rất nhiều thứ bị phá hủy. Người dân không nên trông chờ vào cảnh báo chính thức".

Số người chết vì sóng thần ở Indonesia được cho là còn tăng cao, bởi vì họ khó thoát lên vùng đất cao hơn khi không có điện thắp sáng. Đa số khu vực này không có điện.

Theo các nhà chức trách tỉnh Tây Sumatra, hàng trăm ngôi nhà, trường học, cầu cống đã bị san phẳng hoặc phá hủy. Đường sá bị chia cắt và khoảng 4.000 hộ gia đình buộc phải rời nhà.

Trong khi đó, ở Trung Java, cách nơi xảy ra sóng thần vài trăm cây số, núi lửa Merapi đã phun trào hôm 26/10, làm ít nhất 28 người chết và 14 người bị thương. Hàng nghìn người sinh sống ở xung quanh nũi phải sơ tán.

Theo Thanh Hảo
VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.