- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự “ngoa ngôn” của báo chí và quan chức Trung Quốc
Trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5/7 có bài viết tiếp tục luận điệu xuyên tạc, vu cáo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5/7 có bài viết tiếp tục luận điệu xuyên tạc, vu cáo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13. |
Bài báo này đã dùng nhiều từ ngữ kiểu “đầu đường xó chợ” như “cướp, giở mọi thủ đoạn, gây sự cố, quấy rối cường độ mạnh, ý đồ nham hiểm, để ngoài tai, ngày càng táo tợn” để vu vạ Việt Nam.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam như người chạy tiếp sức với Philippines để “gây hấn” với Trung Quốc, Việt Nam “đi con đường cũ” của Philippines, nhưng Việt Nam “cứng” hơn Philippines, quyết tâm “đối đầu” cũng kiên quyết hơn. Bài báo vu vạ nực cười rằng, “trong quá trình đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đã khó thoát được hoàn cảnh khó xử “nước lớn bị nước nhỏ bắt cóc”, rằng bất cứ Trung Quốc làm gì ở Biển Đông hay Việt Nam chủ động “khiêu khích, gây sự”, dư luận quốc tế đều đứng về phía Việt Nam.
Bài báo thừa nhận một lý do để Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, rằng “nếu Trung Quốc không cứng rắn trong vấn đề chủ quyền”, thì sẽ không thể làm dịu thái độ bất mãn ở trong nước. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tiến hành “khẩu chiến”, “vòi rồng chiến” chỉ có thể là “kế tạm thời thích nghi”.
Bài báo gắp lửa bỏ tay người cho rằng, giữa Trung-Việt có thể bùng phát chiến tranh quy mô lớn thực sự ở Biển Đông bất cứ lúc nào. Cuộc chiến giữa Trung-Việt ở Biển Đông có thực sự phải dùng vũ lực hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Việt Nam. Trung Quốc tuy “quyết tâm, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng Trung Quốc sẽ không nổ phát súng đầu tiên”. Bài báo cho rằng, nếu Việt Nam dám nổ phát súng đầu tiên thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ lại nổ ra chiến tranh trên biển. Đây thực sự là một ý đồ thâm hiểm vì bài báo đẩy quả bóng về phía Việt Nam, cho rằng cuộc chiến nếu có nổ ra hay không là do Việt Nam.
Bài viết “China’s “new” language of diplomacy” đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao, báo chí Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Bài báo của Asia Sentinel viết: Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho Trung Quốc trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.
Những cử chỉ lễ phép, những ngôn từ tôn trọng người khác dường như biến mất trong các bài diễn văn của các quan chức Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế. Đối với Việt Nam, những ngôn từ được các quan chức Trung Quốc đưa ra rất kẻ cả, bề trên và hỗn xược. Mới đây thôi, sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ viện với thâm niên lâu năm làm chính sách đối ngoại, đã tuyên bố với báo chí rằng mục tiêu của ông ta đến Việt Nam "đơn giản chỉ là trách mắng đồng nhiệm người Việt Nam".
Một bộ phận không nhỏ báo chí Trung Quốc cũng vào hùa với các quan chức sử dụng ngôn từ khó nghe khi đề cập vấn đề Hoàng Sa. Cụm từ phản ứng phổ biến nhất là “Sự cố/phát biểu này đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm xúc của người dân Trung Quốc và hủy hoại mối quan hệ song phương cơ bản”.
Fang Kecheng, một blogger người TQ và là thạc sĩ báo chí trường Đại học Bắc Kinh, từng đếm được ít nhất là 140 lần phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu một cách chính thức rằng người Trung Quốc “đang cảm thấy bị tổn thương” bởi ít nhất 42 quốc gia, kể cả những quốc gia rất khó hiểu như Iceland và Guatemala.
Victor Mair, một nhà ngôn ngữ học viết trên The Language Log tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã quyết định kiểm tra xem các quan chức Trung Quốc thường xuyên dùng cụm từ “làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc” như thế nào trên Google. Theo Mair, các quan chức Trung Quốc đã nêu lên rằng nước này bị tổn thương tổng cộng 17.000 lần cho đến năm 2011. Các quốc gia làm tổn thương Trung Quốc đứng đầu là Nhật với 178 lần, kế đến là Mỹ với 5 lần.
Miệng nói thường xuyên “bị tổn thương”, nhưng ngược lại, Trung Quốc đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn đối với hàng loạt quốc gia xung quanh, trong đó có Việt Nam, và cụm từ “bị tổn thương” hoàn toàn không hề có trong các bài phát biểu.
Cách hành xử khiếm nhã của các quan chức Trung Quốc ngày nay đang gia tăng và trở nên thông dụng trên các diễn đàn chính trị và ngoại giao thế giới. Mới tháng trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cả thế giới chứng kiến màn phát ngôn thiếu nhân cách phát ra từ miệng của một vị tướng Trung Quốc để đáp trả lời bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Theo Nguyễn Chiến (Chinhphu.vn)
-
Thế giới6 giờ trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới8 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới11 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới11 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới11 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới12 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới12 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới15 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới16 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới16 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới16 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới17 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới19 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới19 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.