Thái Lan: Vì sao phe áo đỏ tiếp tục biểu tình?

Việc Tòa án tối cao Thái Lanra phán quyết khẳng định cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra tham nhũng và tịch thu1,4 tỉ USD tài sản của ông không làm thay đổi một thực tế: vẫn có nhiều ngườiThái ủng hộ ông Thaksin.

Việc Tòa án tối cao Thái Lanra phán quyết khẳng định cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra tham nhũng và tịch thu1,4 tỉ USD tài sản của ông không làm thay đổi một thực tế: vẫn có nhiều ngườiThái ủng hộ ông Thaksin.

Và cuộc biểu tình ngày 14-3 tới dự kiến thu hút 1 triệungười áo đỏ xuống đường.

“Ngày 14-3 tới, tôi sẽ tham giacuộc biểu tình của Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD) ở quảng trường SanamLuang” - tài xế taxi Sunthep, 32 tuổi, nói trong lúc lái xe đến trụ sở Tòa ántối cao tại đại lộ Ratchadamnoen hôm 26-2.

Vì sao người Thái thích ôngThaksin?

Trước cửa tòa án, anh AmpornchaiSukchamaem, 37 tuổi, làm nghề buôn bán ở một tỉnh đông bắc, phẫn nộ: “Thái Lanđang áp dụng tiêu chuẩn kép. Phe áo vàng chiếm sân bay, lãnh đạo Đảng Dân chủtham nhũng thì nhởn nhơ...”. Một hướng dẫn viên du lịch xưng tên là Sem, có bốlà người gốc Việt khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Ở Thái Lan có đến 70%người dân yêu mến ông Thaksin”.

Các lãnh đạo UDD hi vọng sẽ huyđộng được 1 triệu người từ khắp Thái Lan đến Bangkok tham gia cuộc biểu tìnhngày 14-3 tới. Một lãnh đạo UDD là ông Kokaew Pikulthong cho biết UDD không dámchắc sẽ có đủ 1 triệu người, nhưng tự tin khẳng định số người áo đỏ đổ ra đườngtrong ngày 14-3 sẽ cao hơn con số 300.000 người biểu tình hồi tháng 4-2009. Nhìnchung, các cuộc biểu tình của UDD thường thu hút hàng trăm nghìn người tham gia,trong khi các cuộc biểu tình chống ông Thaksin của lực lượng áo vàng Liên minhnhân dân vì dân chủ (PAD) lúc đông nhất cũng chỉ 20.000-30.000 người.

Tại sao những cuộc biểu tình ủnghộ ông Thaksin lại thu hút một số lượng đông đảo người Thái đến thế? Theo lờicủa ông Suriyasai Katasila - người phát ngôn của PAD, “đa số người dân Thái Lanlà những người nghèo, thiếu học thức, cái ăn cái mặc là sự quan tâm lớn nhất đốivới họ. Do đó đảng nào giàu, nhiều tiền sẽ mua được lá phiếu từ họ”.

Thái Lan: Vì sao phe áo đỏ tiếp tục biểu tình?

Lực lượng áo đỏ không chỉ có những người lao động và người nghèo ở nông thôn - (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, không phải tất cảngười áo đỏ UDD đều là “dân nghèo, thiếu học thức” như ông Suriyasai mô tả.Trên thực tế, trong các cuộc biểu tình của UDD ở Bangkok có không ít sinhviên đại học, kỹ sư, bác sĩ, nhiều người sống ở thủ đô Bangkok chứ không chỉlà vùng nông thôn... “Sau cuộc đảo chính năm 2006, Ủy ban bầu cử là do chínhquyền quân sự dựng lên. Họ kiểm soát toàn bộ quá trình bầu cử. Vậy làm saocó thể nói rằng đảng của ông Thaksin mua phiếu của dân trong cuộc bầu cử màhọ thắng năm 2008?” - ông Planawat, một kỹ sư ở Bangkok, phân tích.

Chưa thể xác định rõ liệu có phải70% người dân Thái ủng hộ ông Thaksin hay không, nhưng thực tế ông Thaksin làthủ tướng đầu tiên của Thái Lan lãnh đạo qua đủ một nhiệm kỳ. Ông tái đắc cử năm2005 trong cuộc bầu cử có tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao ở mức kỷ lục: 72,3% (báoThe Nation ngày 10-2-2005). Từ khi lên nắm quyền năm 2001, ông Thaksin đã thựchiện rất nhiều chính sách dân túy: cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp đểgiảm nghèo, xây dựng hệ thống y tế phổ cập, phát triển hạ tầng, thực hiện chươngtrình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp thuốc chống HIV/AIDS giá rẻ chongười bệnh.

Tăng trưởng kinh tế mới là vấnđề cơ bản

“Nếu nói ông Thaksin là kẻ tham nhũng thì phải thấy rằng các đời lãnh đạo từ trước đến nay ở Thái Lan đều dính chàm tham nhũng, nhưng chẳng có ai làm được cho dân nhiều như ông Thaksin”

Ông Surachai Danatthananusorn, lãnh đạo Tổ chức áo đỏ Siam, một lực lượng ủng hộ ông Thaksin tại Bangkok, độc lập với UDD, trả lời phỏng vấn TTCT

Dù chính sách kinh tế của ôngThaksin (Thaksinomics) bị chỉ trích mạnh mẽ ở nhiều phương diện, nhưng dưới thờicủa ông, tỉ lệ hộ nghèo ở Thái Lan giảm từ 21,3% năm 2000 xuống còn 11,3%, theokhảo sát của Ngân hàng Thế giới.

Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng38%, GDP tăng từ 149 tỉ USD lên gần 216 tỉ USD, thu nhập của nông dân ở vùngđông bắc nghèo nàn tăng 40% (báo The Nation ngày 4-4-2006). Nhờ đó, Thái Lan đãtrả nợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sớm hai năm. Viện Nghiên cứu phát triển TháiLan (TDRI) ước tính tăng trưởng kinh tế trung bình của Thái Lan từ năm 2001-2005đạt mức 5%, cao hơn các nước Đông Nam Á khác từ 0,5-1%.

Rất nhiều người Thái vẫn cònluyến tiếc thời kỳ đó. Anh Sunthep tâm sự: “Tôi chỉ là tài xế taxi thôi, chẳnghiểu biết nhiều về chính trị. Nhưng tôi vẫn nhớ thời ông Thaksin nắm quyền, tôivà nhiều người bạn tài xế khác kiếm được nhiều tiền hơn, cuộc sống dư dả, thoảimái hơn bây giờ nhiều”.

Anh Ampornchai nhớ khi đó anh đã vay được vốn với lãisuất thấp để khởi đầu công việc làm ăn, gầy dựng được một cửa hàng có thu nhậpổn định. Cây bút chính trị - xã hội báo Bangkok Post là Anucha Charoenpo và cựubiên tập viên mảng kinh tế báo The Nation là Jiwamol Kanoksilp, hiện đã chuyểnsang làm chuyên viên nghiên cứu tại một ngân hàng ở Bangkok, đều tự nhận lànhững người không thích ông Thaksin, nhưng cùng thừa nhận “ông Thaksin đã thựchiện nhiều chính sách có lợi cho dân nghèo Thái Lan”.

Những diễn biến trên chính trườngThái Lan sau cuộc đảo chính năm 2006 khiến nhiều người Thái nuối tiếc thời ôngThaksin. Chính quyền cựu thủ tướng Surayud Chulanont hạn chế đầu tư nước ngoàikhiến thị trường chứng khoán Thái Lan đảo lộn, tăng ngân sách quân sự 35% vànhiều chính sách khác đẩy tỉ lệ tăng trưởng Thái Lan xuống mức thấp nhất trongvòng năm năm (Tân Hoa xã ngày 15-11-2007). Nhà báo Jiwamol Kanoksilp mô tả cácchính sách này là “dại khờ đến mức ngu xuẩn”. Cuộc biểu tình chiếm sân baySuvarnabhumi của PAD hồi tháng 11-2008 đã khiến kinh tế Thái Lan thiệt hại gần6,4 tỉ USD, ảnh hưởng nặng nề đến du lịch, ngành tạo công ăn việc làm cho 2triệu người Thái.

Chính quyền mới của Thủ tướngAbhisit Vejjajiva cũng chưa đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.“Khó có thể đánh giá cao thành tích của ông Abhisit từ khi ông ấy lên nắm quyền.Nội bộ liên minh cầm quyền liên tục lục đục, chẳng đưa ra được những chính sáchnào ra hồn” - nhà báo Anucha Charoenpo nói.

Hơn nữa, chính quyền hiện tại cũngphải đối mặt với rất nhiều cáo buộc tham nhũng, đặc biệt liên quan đến dự án“Thái Lan khỏe mạnh” trị giá 2,57 tỉ USD. “Là một phóng viên mảng chính trị - xãhội lâu năm, tôi có thể khẳng định ông Abhisit là người trong sạch, chưa từngdính đến tham nhũng. Nhưng mọi người xung quanh ông ấy đều dính chàm, từ ĐảngDân chủ đến các đảng liên minh” - nhà báo Anucha cho biết thêm.

Trong khi đó, chính quyền ôngAbhisit thay vì tìm cách hòa giải dân tộc, hàn gắn các bất đồng, lại bôi nhọnhững người ủng hộ ông Thaksin là những con rối, là tổ chức bạo lực, nguy hiểm,và coi sự bất ổn ở Thái Lan hoàn toàn do lỗi của ông Thaksin. “Vấn đề là chínhquyền này coi ông Thaksin và tất cả những người ủng hộ ông ấy đều là sai lầmhoàn toàn” - một người biểu tình UDD cay đắng nói.

Hãng tin AP dẫn lời giáo sưchính trị Thitinan Pongsidhirak thuộc ĐH Chulalongkorn: “Lẽ ra chính quyền cầnphải thừa nhận lực lượng áo đỏ có những bức xúc thật sự, phải thừa nhận họ tồntại và lắng nghe họ. Sự phủ nhận hoàn toàn đó chỉ càng thúc đẩy UDD vùng lênmạnh mẽ”.

Theo Hiếu Trung
Thái Lan: Vì sao phe áo đỏ tiếp tục biểu tình?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.