Thông điệp "cứng rắn" Tokyo gửi Bắc Kinh

Các động thái gấp rút của Nhật khi phát triển tiềm lực đổ bộ đang gửi đi một tín hiệu rõ ràng đối với một số quần đảo tranh chấp với nước ngoài.

Các động thái gấp rút của Nhật khi phát triển tiềm lực đổ bộ đang gửi đi một tín hiệu rõ ràng đối với một số quần đảo tranh chấp với nước ngoài.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy chuyến công du tới châu Á hồi đầu tháng Mười, các đồng minh khu vực của Mỹ tự hỏi rằng liệu Mỹ có bị suy yếu bởi các sai lầm mang tính hệ thống của Washington hay không, hay là một ngày nào đó không lâu tới đây Mỹ không còn sức mạnh hay thứ năng lượng để thực thi sứ mệnh của mình trên trường quốc tế.

Các lãnh đạo Nhật Bản có thể cũng chung nỗi lo như vậy, nhưng nếu vậy thì họ cũng đã không giả bộ. Thậm chí nếu như Washington tự làm khó mình, thì Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ - Nhật đã tuyên bố về việc làm mới lại mối quan hệ đồng minh giữa hai bên với khả năng tiến xa hơn nữa. Một phần trong tầm nhìn mới này là quân đội Nhật sẽ gánh vác trọng trách lớn hơn trong gánh nặng an ninh chung, một điều mà chính quyền Mỹ và một số nhân vật bảo thủ của Nhật đã mong mỏi từ lâu.
 


Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang là người đứng đầu khởi xướng một nước Nhật năng động hơn. Phát biểu trên tờ Nhật báo Phố Wall, ông Abe đánh giá quan điểm rằng "Nhật Bản đang được kỳ vọng cố gắng hơn nữa trong vai trò lãnh đạo... về lĩnh vực an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", và cảnh báo Trung Quốc rằng kết cục có thể không phải là hòa bình nếu như họ muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực - thậm chí ngay cả khi Nhật tung các máy bay chiến đấu lên trời để đối đầu với các hoạt động của Trung Quốc.

Trái ngược với bối cảnh đáng lo ngại này, Lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) và Lực lượng Tuần duyên Nhật (JCG) đã được củng cố các tiềm lực với mục tiêu bảo vệ các lợi ích trên biển của đất nước. Ông Abe có thể không phải là người khởi xướng tiến trình này, nhưng những gì ông đang làm lại giúp tăng tốc quá trình, với việc Bộ Quốc phòng Nhật lần đầu tiên sau một thập kỷ nâng ngân sách quốc phòng ngay từ đầu năm nay.

Hầu hết mọi con mắt đều đổ dồn vào việc Nhật nhấn mạnh các tiềm lực đổ bộ của JSDF, đặc biệt là trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh bất đồng về biển đảo. Thông tin mới đây về việc Bộ Quốc phòng Nhật tiến hành tập trận đổ bộ bắt đầu từ ngày 1/11 chính là một lời khẳng định lại về tham vọng này, và đợt tập trận sẽ là hoạt động mới nhất trong loạt động thái nhằm trang bị cho JSDF khả năng phòng ngự đổ bộ đáng kể.

Nếu như Nhật tiếp quản trách nhiệm an ninh khu vực lớn hơn thì JSDF cần có khả năng kiểm soát tranh chấp lãnh thổ của đất nước này một cách độc lập hơn, mà không cần tới lực lượng của Mỹ. Ở hầu hết mọi khía cạnh thì Nhật đã có thể hoạt động độc lập, và họ đã sở hữu hầu hết mọi yếu tố để có thể triển khai đổ bộ, đặc biệt là ba tàu đổ bộ Osumi (LST) cùng với sáu tàu đổ bộ (LCAS) và hỗn hợp gồm nhiều máy bay đổ bộ cỡ nhỏ và giờ là các tàu khu trục chuyên chở trực thăng Hyuga và Izumo để hỗ trợ không vận khi cần.

Tuy nhiên, tiềm lực của Nhật trong khoảng từ đất liền ra biển vẫn còn thiếu một mảnh ghép trong tổng thể. Việc đột kích trên biển vẫn là ‘cấm kị’ đối với JSDF – một điều được cho là quá khiêu khích đối với hiến pháp hòa bình của Nhật.

Những thay đổi trong làn gió chính trị đang khiến cho các hoạt động đổ bộ trở nên dễ chấp nhận hơn đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật. Tuy nhiên, quy mô của cuộc tập trận hiện nay, mà như Bộ Quốc phòng Nhật cho biết là có sự tham gia của 34.000 người – không nên bị nhầm lẫn với quy mô của lực lượng đổ bộ mà Nhật đang gây dựng.

Đơn vị Đổ bộ Mở đầu sẽ có một nhóm tương đối nhỏ: một đội chuyên trách của Lực lượng Phòng vệ trên bộ (GSDF) chứ không phải là một nhóm Thủy quân Lục chiến toàn diện. Ban đầu lực lượng này có khoảng 700 nhân sự, và sẽ mở rộng lên tới 3.000 người.

Nhiệm vụ của lực lượng này là đáp trả lại ‘các cuộc tấn công vào các đảo xa’, như trong giải thích yêu cầu ngân sách năm 2014 của Bộ Quốc phòng Nhật. Chỉ có duy nhất một nhóm đảo xa mà Nhật nghĩ tới là chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư mà chủ quyền đối với quần đảo này đang là đề tài tranh cãi với Bắc Kinh. Trong khi Nhật cũng có tranh cãi về chủ quyền với Nga và Hàn Quốc về các đảo mà Nhật không nắm quyền kiểm soát, thì rất khó để hình dung việc Tokyo điều quân để chiếm lại các đảo này.

Mặt khác, Senkaku/Điếu Ngư lại đang trong quyền kiểm soát của Nhật, điều này cho phép Tokyo cơ cấu nên một cuộc đổ bộ tấn công trong khuôn khổ tác chiến phòng ngự nhằm bảo vệ hoặc tái chiếm Senkaku/Điếu Ngư để đáp trả gây hấn từ Trung Quốc.

Nói cách khác, lực lượng Thủy quân Lục chiến của Nhật Bản sẽ là những người đầu tiên trên thế giới chỉ nhận nhiệm vụ bảo vệ một khu vực cá biệt, nhỏ và không người ở.

Quá trình xây dựng lực lượng phòng thủ mới này gồm có ba phần: huấn luyện những lính thủy đánh bộ, trang bị đơn vị với các tiềm lực cần có, và lớn hơn nữa là xác lập lại tư thế của JSDF và JCG ở phía tây nam Nhật.

Như vậy là dù cho cắt giảm ngân sách và bế tắc chính trị có thể làm xói mòn khả năng Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh cãi khu vực, Nhật vẫn gửi đi một thông điệp rất rõ ràng cho Trung Quốc: Tokyo lên kế hoạch để giữ quần đảo Senkaku bằng mọi giá, dù có hay không có sự giúp đỡ từ Mỹ.
 
Theo Lê Thu (VietNamNet)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.