Tội phạm ấu dâm tại nhiều nước không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi

Mặc dù trên thực tế ngày càng có nhiều vụ án lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ nhỏ, thế nhưng các bậc phụ huynh...

Mặc dù trên thực tế ngày càng có nhiều vụ án lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ nhỏ, thế nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, bởi nạn ấu dâm ở nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng giảm, cụ thể là trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây.

Thời gian gần đây, nhiều vụ ấu dâm xảy ra liên tiếp đã khiến dư luận không khỏi hoang mang lo sợ. Những con số thống kê được đưa ra ở mức đáng báo động khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và tự hỏi: "Có chuyện gì đang diễn ra trong thế giới của chúng ta vậy?"

Đằng sau hành vi đồi bại tới mức "không thể tưởng tượng nổi" là những sự thật mà những người làm cha mẹ cần tỉnh táo và nắm rõ để bảo vệ con mình khỏi những "ác quỷ đội lốt người".

Tội phạm ấu dâm tại nhiều nước không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi - Ảnh 1.

Ấu dâm là một tội ác đáng ghê tởm trong xã hội hiện đại.

Ấu dâm thực sự là gì?

Ấu dâm thực tế là một dạng biến thái tình dục hình thành từ các khiếm khuyết về não bộ hay nhân cách của người bệnh. Trong một số trường hợp, kẻ có hành vi ấu dâm thậm chí còn không nhận thấy mình là người lớn và đang có hành vi xâm hại với trẻ nhỏ. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải chấp nhận thực tế chứng bệnh này sẽ còn xuất hiện ở một số cá nhân cho tới khi nào con người còn tồn tại.

Và dĩ nhiên, nó không thể được chữa trị chỉ bằng những lời thóa mạ, sỉ nhục hay đe dọa từ phía cộng đồng. Ngược lại, những điều này sẽ càng khiến cho hành vi xâm hại trẻ nhỏ trở nên tinh vi và khó lường hơn. 

Bản thân những kẻ ấu dâm trước giờ vốn rất khó bị phát hiện, bởi biểu hiện bên ngoài của nhóm người này hoàn toàn bình thường. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng còn để lại ấn tượng là người hiền lành, tốt bụng hơn mức bình thường. 

Trước làn sóng phẫn nộ như hiện nay, nhiều kẻ ấu dâm lại càng có thêm lý do để "ẩn mình" thay vì tìm kiếm các liệu pháp chữa trị tâm lý. Và với một chứng bệnh tâm lý có thể chữa được như ấu dâm, điều này bỗng trở thành một mối nguy hại tiềm tàng.

Vì sao nó lại phổ biến đến vậy?

Tại sao nhiều trẻ em kiên nhẫn chịu đựng bị xâm hại mà không dám hé răng nửa lời tố cáo kẻ lạm dụng mình? Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi giáo dục giới tính còn được đề cập và thực hiện một cách dè dặt, dẫn đến mất tác dụng vì bản thân nạn nhân cũng không ý thức được việc mình bị xâm hại. Sự hoang mang này được những kẻ ấu dâm vận dụng triệt để nhằm "bịt miệng" các nạn nhân: Đó chính là những lời đe dọa "sẽ không ai tin" các em hay "cha mẹ sẽ rất tức giận", thậm chí dẫn tới đổ vỡ khi chuyện bại lộ...

Hệ quả là chúng ta vẫn chỉ nhìn thấy "phần nổi của tảng băng chìm" mang tên ấu dâm, còn những kẻ nham hiểm vẫn an tâm núp trong lớp vỏ bọc hiền lành, thánh thiện và ngày đêm gieo rắc tội lỗi, phá hủy tương lai những mầm non của thế kỷ mới.

Tội phạm ấu dâm tại nhiều nước không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi - Ảnh 2.

Những kẻ ấu dâm luôn tìm mọi cách khiến nạn nhân phải im lặng.

Sau tất cả, nếu như "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng", chúng ta đã biết những gì trong cuộc chiến với vấn nạn xã hội này?

Có bao nhiêu người thực sự biết 80-90% những kẻ được gắn mác "bệnh hoạn", "đáng sợ" đó thực chất chính là những người thân quen, thậm chí là người thân trong chính gia đình? Những kẻ độc ác này không dễ đối phó, bởi lẽ sự gần gũi giúp chúng hiểu rõ nhất cách gây ảnh hưởng lên đầu óc non nớt của nạn nhân nhằm "bẻ cong sự thật".

Có mấy ai tìm hiểu và biết rằng 1/3 kẻ lạm dụng tình dục trẻ em ở Mỹ chỉ dưới 18 tuổi, hay nói cách khác, cũng chỉ là "trẻ con"? Những kẻ ranh ma biết rõ cách tận dụng ranh giới nhập nhằng giữa hành vi ấu dâm và tò mò giới tính ở lứa tuổi này để che giấu động cơ ghê tởm của mình.

Nếu không đủ tỉnh táo, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể bị qua mặt dễ dàng bởi chúng.

Ấu dâm không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi!

Tội phạm ấu dâm tại nhiều nước không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi - Ảnh 3.

Giáo sư David Finkelhor

Mặc dù trên thực tế ngày càng có nhiều vụ án lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ nhỏ, thế nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, bởi nạn ấu dâm ở nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng giảm, cụ thể là trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. 

Theo 2 chuyên gia hàng đầu về vấn đề này là David Finkelhor và Lisa Jones, số vụ ấu dâm đã giảm hơn 60% kể từ năm 1992 tới 2010 - số liệu được kiểm chứng từ nhiều nguồn đáng tin cậy, trong đó có thể kể tới khảo sát diện rộng trên toàn nước Mỹ hay thống kê tội phạm của FBI, hoặc những thông tin được đăng tải trên báo The New York Times...

Cụ thể, từ năm 1990 tới 2000, số vụ ấu dâm tại Mỹ giảm mạnh từ 23/10.000 trẻ em dưới 18 tuổi xuống còn 8.6/10.000 - tương đương với 62%, trong đó có 3% được ghi nhận chỉ trong vòng 1 năm từ 2009-2010. 

Song song với điều đó, trẻ em cũng sẵn sàng hơn trong việc tố cáo các hành vi lạm dụng tình dục

Sau một khảo sát được thực hiện vào năm 2008 tại đại học New Hampshire, tiến sĩ Finkelhor đã chỉ ra rằng 50% các vụ ấu dâm đã được tố cáo tới chính quyền, gấp đôi so với 25% vào năm 1992. Những thay đổi tích cực tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Canada...

Ở Việt Nam, hiện tại chưa có một thống kê cụ thể nào về các vấn đề tương tự. Có thể vì khác biệt văn hóa khiến trẻ em Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chia sẻ chuyện cá nhân cùng người lớn so với các bạn đồng trang lứa ở các nước phát triển.

Một mặt, sự lo lắng này tạo ra những hiệu ứng tích cực trong xã hội khi các bậc phụ huynh và những người sắp làm cha mẹ được trang bị hiểu biết tốt hơn về nguy cơ lạm dụng tình dục ở trẻ em, điều đó sẽ khiến họ quan tâm và bảo vệ con trẻ khỏi những rủi ro tiềm ẩn tốt hơn.

Mặt khác, tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt sẽ gây ra "ảo ảnh" lớn hơn nhiều lần so với mức độ phổ biến thực sự của ấu dâm trong xã hội. Điều này có thể gián tiếp dẫn tới sự quan tâm và bảo vệ thái quá từ các bậc cha mẹ; vô hình chung tạo ra những kìm kẹp khiến trẻ em phát triển như "trong lồng kính" và thiếu hẳn các kiến thức, kỹ năng hay va chạm thực tế để tự bảo vệ bản thân khỏi những mối hiểm nguy ngoài xã hội.

Hãy quan tâm trẻ em một cách đúng mực và có hiểu biết

Tội phạm ấu dâm tại nhiều nước không hề gia tăng, chỉ là trước giờ chúng ta biết quá ít về nó mà thôi - Ảnh 4.

Hãy cởi mở làm bạn với con cái.

Một nghiên cứu do Hiệp hội ngăn ngừa ngược đãi thiếu nhi thực hiện năm 2000 được đăng tải trên website parentsprotect.co.uk đã chỉ ra những lý do phổ biến nhất khiến trẻ em không dám kể cho ai việc mình bị lạm dụng tình dục:

- Đó là chuyện riêng của bản thân, không phải chuyện của người khác.

- Không muốn gia đình, bạn bè hay người có thẩm quyền biết được.

- Không nghĩ sẽ có người tin mình.

- Bị kẻ lạm dụng đe dọa. Không chỉ đe dọa trừng phạt, những kẻ ấu dâm còn lợi dụng sự non nớt của các em khi nhấn mạnh những điều xấu có thể xảy ra nếu cha mẹ các em biết chuyện: gia đình tan vỡ, các em sẽ bị trách mắng...

Dễ dàng nhận thấy điểm chung của những lý do này là kẻ phạm tội ấu dâm thường tập trung khai thác sự chia cắt giữa trẻ em và gia đình để che giấu hành vi suy đồi của mình.

Chính vì vậy, cách thức tốt nhất để cha mẹ ngăn ngừa tối đa nguy cơ từ ấu dâm là khuyến khích các em chia sẻ nhiều hơn với gia đình. Hơn bao giờ hết, tâm lý hăm dọa hay "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" cần phải được loại bỏ để thay thế bằng bầu không khí thoải mái khiến trẻ em cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu.

Sau cùng thì, khi khoảng cách trong gia đình được xóa bỏ, kẻ xấu ắt không thể chen chân.

Theo Thời Đại

Xâm hại trẻ em

dâm ô

ấu dâm

xâm hại tình dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.