Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

Dù khẳng định không đầu hàng phe nổi dậy, không rời Kyrgyzstan nhưng Tổng thống Kurmanbek Bakiyev Bishkek không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền.

Dù khẳng định không đầu hàngphe nổi dậy, không rời Kyrgyzstan nhưng Tổng thống Kurmanbek Bakiyev Bishkekkhông còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền.

Còn nước còn tát


Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev Bishkek vừa có bài phát biểu trước nhữngngười ủng hộ tại quê nhà là làng Teyit, vùng Jalal-Abad, phía Nam Kyrgyzstan.

Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

 Đây là lần đầu ông Bakiyev xuất hiện trước công chúng từ khi bị lật đổ

Ông cáo buộc Chính phủlâm thời là những kẻ gangster, thề sẽ chống lại mọi kế hoạch bắt giữ;cũng như khẳng định ngày mai sẽ tổ chức biểu tình, phản đối và cảnh báosẽ có đổ máu nếu phe nổi dậy cố gắng bắt ông.

Ông tuyên bố: “Tôi là Tổng thống. Không ai có quyền buộc tôi rời chứcvụ. Đây không phải cuộc cách mạng mà chỉ là tiếm quyền”. Ông cũngkêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi lính gìn giữ hòa bình tới Kyrgyzstan để ngănchặn các cuộc biểu tình. Cuối cùng, ông khẳng định sẽ ở lại Kyrgyzstanchứ không chạy ra nước ngoài.

Tuy nhiên, có lẽ những nỗ lựcquay lại nắm quyền của ông Bakiyev chẳng thể thành công bởi giờ đây, ông khôngnhận được sự ủng hộ cần thiết từ Nga, người dân trong nước lẫn cựu “đồng minh”là Mỹ.

Manas chứ không phải Bakiyev

Hiện, Mỹ chưa công nhận tính hợppháp của phe nổi dậy nhưng cũng không phản đối mạnh mẽ Chính phủ lâm thời. Họđang ở trạng thái "thăm dò". 

Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

 Ngoại trưởng Mỹ tập trung quan tâm tới Manas

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên bố: "Chúng tôikêu gọi chính quyền Kyrgyzstan và phe đối lập giải quyết bất đồng màkhông cần bạo lực. Bộ trưởng Hillary Clinton trao đổi với lãnh đạo phenổi dậy là bà Roza Otunbayeva về an ninh khu vực và vai trò củaKyrgyzstan trong việc duy trì trạm trung chuyển tại căn cứ Manas. BàOtunbayeva khẳng định chính quyền Kyrgyzstan sẽ tuân thủ các cam kết vớiMỹ về Manas”.

Sau đó, Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao Robert Blake sang Kyrgyzstan thị sáttrực tiếp tình hình, cũng như cam kết ủng hộ nước này giải quyết bất ổnchính trị một cách hòa bình. Những động thái trên của Mỹ cho thấy,Washington không thực sự quan tâm tới số phận của  ông Bakiyev cũng nhưKyrzystan hay phe nổi dậy. Quốc gia Trung Á bất ổn ra sao, người dân đóikém thế nào…không khiến Mỹ bận tâm. Cái mà họ chú ý là căn cứ Manas, xemliệu Chính phủ lâm thời có tiếp tục cho thuê căn cứ này nữa hay không.

Xuất phát từ cơ sở đó, Mỹ chủ yếucó hai lựa chọn ở Kyrgyzstan: ủng hộ ông Bakiyev và hoặc phe nổi dậy. Màhiện ông Bakiyev thì chỉ đủ sức cố thủ ở quê nhà, còn phe nổi dậy gần như kiểmsoát được toàn bộ Kyrgyzstan (trong đó có Manas) và khẳng định sẽ giữ nguyên cáchiệp định ký với Mỹ thì bên hơn, bên kém đã rõ.

Gần như chắc chắn, Mỹ sẽ ủng hộ Chính phủ lâm thời, hoặc tối thiểu, không phảnđối lực lượng này để đổi lấy việc tiếp tục sử dụng Manas.

Không thuận ở phía Tây, ôngBakiyev cũng chẳng được lòng phía Bắc (Nga), thậm chí còn bị Moscow “ghét” khiThủ tướng Vladimir Putin mạnh mẽ cáo buộc ông Bakiyev lặp lại sai lầm của ngườitiền nhiệm Askar Akayev.

Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

Thủ tướng Vladimir Putin chỉ trích mạnh mẽ ông Bakiyev

Và sau khi chính biến thành công, Nga tiếp tục ủng hộ phe nổi dậy. Phátngôn viên của Thủ tướng Nga là ông Dmitry Peskov khẳng định: “Ngaluôn sẵn lòng duy trì, cung cấp các khoản viện trợ nhân đạo cho ngườidân Kyrgyzstan”. Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh thuộc Hộiđồng liên bang Nga Viktor Ozerov thì tuyên bố, dù những sự kiện diễn ởKyrgyzstan là công việc nội bộ của quốc gia này nhưng Nga có thể gửiquân tới Kyrgyzstan tham gia sứ mệnh hòa bình trong thành phần lực lượngTổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hay Liên Hiệp Quốc.

Và khi CSTO hay LHQ chưa có bấtcứ động thái gì, Nga "nhanh tay" gửi 150 lính dù đến căn cứ quân sự Kant ởKyrgyzstan nhằm “đảm bảo an toàn cho gia đình các quan chức quân sự Nga ởKyrgyzstan”. Chưa dừng lại, tới chiều nay, Nga viện trợ không hoàn lại choKyrgyzstan hơn 150 triệu USD, Phó Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan AlmazbekAtambayev thông báo.

Không được lòng hai "đại gia" Nga, Mỹ, ông Bakiyev còn gặp bất lợi khi phe nổidậy giờ gần kiểm soát được tình hình, nắm 4/7 tỉnh và nhận được sự ủng hộ củahai lực lượng vũ trang là quân đội và cảnh sát.

Quan trọng hơn, ông Bakiyev khôngnhận được lòng tin của dân chúng vì có nhiều hành động độc đoán, tham nhũngtrước đó. Giáo sư chính trị Alexander Cooley của ĐH Columbia, Mỹ khẳng định: “Aicũng biết gia đình Tổng thống Bakiyev kiểm soát hệ thống điện và nhiều hệ thốngtruyền thông. Trong vài năm qua, ông ấy điều hành đất nước thông qua mạng lướitội phạm của mình. Ông ta giành phần lớn trong miếng bánh, để lại cho mọi ngườimột miếng nhỏ chia nhau".
 
Nhà phân tích quan hệ quốc tế và an ninh Roman Muzalevsky thì khẳng định, thamnhũng lan tràn khắp Kyrgyzstan và việc tăng giá điện là giọt nước làm tràn ly,khiến người dân tức giận xuống đường. Ông Roman nêu rõ: “Một trong nhữngnguyên nhân chính khiến biểu tình nổ ra là giá hàng tiêu dùng cao, người dân bấtmãn”. Đã vậy, ông còn bị cáo buộc ra lệnh cho cảnh sát bắn vào người biểutình hôm 7/4, làm hàng chục người thiệt mạng, khiến phe biểu tình càng tức giận,đòi "trừng trị".

Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

 Không nhiều người ủng hộ ông Bakiyev

Bị "tấn công" dồn dập, ông Bakiyev lui về căn cứ ở quê nhà (phía NamKyrgyzstan) vận động người ủng hộ. Tuy nhiên, tình hình cũng chẳng kháhơn khi theo AP, sáng nay chỉ có khoảng 500 người tập trung tại một cánhđồng trong làng Teyit nghe ông diễn thuyết.

Trong bối “cảnh đơn thương độc mã”, những tuyên bố cứng rắn, khẳng định quyếttâm chống lại Chính phủ lâm thời của ông Bakiyev rõ ràng không có trọng lượng.

Và như Phó Thủ tướng lâm thờiKyrgyzstan Almazbek Atambayev khẳng định, ông Bakiey chỉ còn nhận được sự ủng hộcủa số ít người dân tại quê nhà. Với lực lượng mỏng, yếu như vậy, cuộc phản côngcủa ông Bakiyev (nếu có) sẽ chẳng thể thành công. Tóm lại,"đây là cái chết củachính quyền Bakiev”, giáo sư chính trị Alexander Cooley nhận định.

Thăng bằng

Lật đổ được ông Bakiyev, thành lập được Chính phủ lâm thời là thành công chóngvánh và rực rỡ của phe nổi dậy. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa kết thúc bởi nhiềuthách thức đang đón đợi họ.

Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền

Bà Otunbayeva khẳng định sẽ tổ chức tuyển cử trong 6 tháng tới

Trước mắt, phe nổi dậyphải củng cố vị thế (tổ chức tổng tuyển cử thành công...), ổn định lòngdân (giải quyết tình trạng thiếu lương thực, hạ tỷ lệ lạm phát cao đangđẩy giá cả hàng hóa leo thang...).

Về lâu dài, họ phải mở cuộc chiến chống tham nhũng mạnh, hiệu quả hơnChính phủ của ông Bakiyev.

Về đối ngoại, họ phải giải quyết khéo léo quan hệ với hai “ông lớn” Nga và Mỹ màtrọng tâm là số phận căn cứ Manas. Đây là vấn đề khó khăn nhưng không phải bếtắc.

Nếu không cho Mỹ thuê tiếp, Washington sẽ tức giận và có khả năng ủng hộ ôngBakiyev. Ngược lại, người láng giềng khổng lồ Nga sẽ không hài lòng. Do đó, cókhả năng Chính phủ lâm thời sẽ tiếp tục cho Mỹ thuê tiếp Manas nhưng sẽ rút bớtquyền lợi của Mỹ, cùng với việc trao thêm một số quyền lợi cho Nga (cho phépMoscow mở thêm căn cứ quân sự ở Osh...). Đây là giải pháp khả thi, bởi khi choMỹ chuyển quân qua Manas, Washington có nhiều cơ hội hơn đánh bại bọn khủng bố,một hành động khiến cả Nga lẫn Mỹ hài lòng. Đồng thời, Moscow vẫn củng cố đượcchỗ đứng ở vùng đất quan trọng này.

Giải quyết được những thách thức lón trên, Chính phủ lâm thời của bà Otunbayevasẽ chính thức trở thành Chính phủ hợp hiến sau tổng tuyển cử.

Manas là căn cứ rất quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Á. Nó cách Afghanistan hơn một giờ bay, được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay tới Afghanistan, là điểm tập kết đầu tiên của phần lớn quân liên minh trên đường ra - vào Afghanistan. Chỉ riêng tháng 3, khoảng 50.000 lượt lính Mỹ trung chuyển qua Manas.

Ông Bakiyev lên làm Tổng thống Kyrgyzstan sau cách mạng hoa tulip năm 2005. Từ đó tới nay, ông nhiều lần bị cáo buộc tham nhũng và độc đoán. Tới ngày 7/4, ông bị lật đổ sau hàng loạt vụ biểu tình, bạo động khiến ít nhất 78 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương


Theo Trần Lâm
Tổng thống Kyrgyzstan không còn nhiều hy vọng trở lại nắm quyền



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.