Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc"

Với giọng điệu tự tin nhưng cũng đầy thách thức trước một Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát, ông Obama thẳng thắn: “Tôi không còn bất kỳ cuộc tranh cử nào phía trước nữa”. Và ngay sau khi vừa nhận vừa được lời tán thưởng của các nghị sĩ thuộc cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ thì ông Obama bắt đầu ra đòn: “Tôi biết, bởi vì tôi luôn là người thắng cuộc!”

Với giọng điệu tự tin nhưng cũng đầy thách thức trước một Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát, ông Obama thẳng thắn: “Tôi không còn bất kỳ cuộc tranh cử nào phía trước nữa”. Và ngay sau khi vừa nhận vừa được lời tán thưởng của các nghị sĩ thuộc cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ thì ông Obama bắt đầu ra đòn: “Tôi biết, bởi vì tôi luôn là người thắng cuộc!”

Thông điệp trong một nước Mỹ đã thay đổi

Hiến pháp Mỹ yêu cầu Tổng thống nước này hàng năm phải báo cáo cho hai viện của Quốc hội về tình hình nước Mỹ và điều này đã trở thành thông lệ trong sinh hoạt chính trị Mỹ kể từ Thông điệp liên bang đầu tiên của Tổng thống George Washington ngày 8/1/1890. Cùng với sự lớn mạnh của nước Mỹ, Thông điệp liên bang nay không chỉ là thông điệp của chính quyền gửi cho quốc Hội, mà là thông điệp gửi đến cử tri Mỹ và toàn thế giới.

Ông Obama có lý do để tự tin khi đọc Thông điệp liên bang lần thứ 6 trong bối cảnh chính trường và nước Mỹ đang có những thay đổi cơ bản. Ở trong nước, uy tín của ông Obama tăng nhanh từ mức 40% trong tuần đầu tháng 11/2014 lên đến 46% hiện nay, chủ yếu nhờ vào thành tích tăng trưởng kinh tế cao cùng tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn cả mức trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2008-2009.

Obama, Thông điệp liên bang, Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: News)

Tuy nhiên, chính trường Mỹ lại không có được thuận lợi như vậy. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2014, lần đầu tiên sau sáu năm cầm quyền ông Obama phải đối mặt với một Quốc hội do Đảng Cộng hòa đối lập kiểm soát cả hai viện và Quốc hội mới khóa 114 “thề” sẽ tìm mọi cách ngăn cản và hạn chế các sáng kiến lập pháp của Tổng thống.

Tính phức tạp còn thể hiện ở chỗ sự cách biệt về tỷ lệ giữa các nghị sĩ Cộng hòa so với Dân chủ trong quốc hội Mỹ hiện ở mức lớn nhất kể từ năm 1933, mặc dù quốc hội do phe Cộng hòa chiếm đa số chưa đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết để vượt qua quyền “phủ quyết” của Tổng thống. Không chỉ có trường hợp ông Obama, lịch sử chính trị Mỹ có khá nhiều ví dụ cho thấy khi một Tổng thống bước vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ II, cử tri và dân chúng Mỹ ít kỳ vọng họ sẽ làm nên “cơm, cháo” gì do nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Tổng thống mới, còn người dân có xu hướng bầu Quốc hội do đảng đối lập kiểm soát để ngăn Tổng thống có những bước đi “quá đà”.

Ông Obama muốn truyền thông điệp gì?

Tổng thống Obama dành tới ba phần tư Thông điệp Liên bang để nói về các vấn đề đối nội và bắt đầu ngay bằng việc đề cập hai thành tích quan trọng trong 6 năm cầm quyền của mình.

Về kinh tế, ông Obama tự tin tuyên bố nước Mỹ đã chính thức bước ra khỏi cuộc khủng hoảng 2008-2009 và hùng mạnh trở lại với các chỉ số quan trọng: kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ tăng trưởng mới; thâm hụt ngân sách giảm hai phần ba so với trước; thất nghiệp chỉ còn 5,6%; và nước Mỹ đang vững bước trên con đường độc lập về năng lượng. Còn về an ninh, đối ngoại, nước Mỹ đã chấm dứt sứ mạng chiến đấu tại Afghanistan, và giảm quân tại Iraq và Afghanistan từ 180.000 quân xuống còn chưa đầy 15.000 quân.

Tuy đạt được những thành quả lớn như vậy, nhưng ông Obama cũng không quên cảnh báo nước Mỹ về các thách thức đối nội, đối ngoại to lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Để vượt qua các thách thức đó, ông Obama đưa ra hàng loạt đề nghị cũng như cách thức mà chính quyền của ông sẽ làm nhằm thực hiện mục tiêu đó, và tất cả được gói gọn trong ba thông điệp lớn:

Một là, chính quyền ông sẽ tăng thuế nhắm vào tầng lớp siêu giầu có thu nhập từ 500,000 USD/năm trở lên và quyền sở hữu tài sản, tăng phí đối với khoảng 100 công ty tài chính có tài sản trên 50 tỷ USD. Số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ các gia đình trung lưu, thu nhập thấp như miễn học phí cao đẳng cộng đồng, hỗ trợ tiền nuôi con và mua nhà.

Hai là, về an ninh, đối ngoại, nước Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình, nhưng không phải chỉ thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự đơn phương, mà kết hợp với sức mạnh ngoại giao và hợp tác với các đồng minh, đối tác. Ông Obama đề nghị Quốc hội cho phép triển khai quân đội Mỹ để chống lại Nhà nước Hồi giáo; yêu cầu Quốc hội bỏ chính sách cấm vận “lỗi thời” chống Cuba; đe dọa phủ quyết các trừng phạt mới nhằm vào Iran. Về thương mại, ông Obama đề nghị Quốc hội trao cho chính quyền Mỹ quyền “đàm phán nhanh” để kết thúc các thỏa thuận thương mại quan trọng do thị trường bên ngoài chiếm tới 95% tổng số khách hàng của các công ty Mỹ.

Ba là, nước Mỹ chỉ có thể giải quyết được các vấn đề của mình nếu có sự hợp tác tốt giữa Chính quyền Dân chủ và Quốc hội Cộng hòa và gửi đi thông điệp sẵn sàng hợp tác. Sử dụng cách nói hài hước là không còn phải lo cho các chiến dịch tranh cử phía trước, ông Obama có hàm ý rằng chính quyền của mình sẽ không đưa ra các chính sách “mị dân”, mà sẽ “ăn thua” đủ với Quốc hội Cộng hòa bằng việc sử dụng quyền Veto nhiều hơn để duy trì thành quả và đạt được các mục tiêu chính sách của mình.

Thách thức phía trước

Đối với phe Cộng hòa, dù thành tích của chính quyền có hay đến đâu, thì đó cũng chỉ là câu chuyện tự biên, tự diễn của “đạo diễn” Dân chủ Obama. Nếu thành tích của chính quyền tốt đến như vậy thì tại sao cử tri Mỹ lại “dồn phiếu” để Đảng Cộng hòa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2014 vừa qua? Phe Cộng hòa cũng có lý do để “ăn mừng” thành tích kinh tế của nước Mỹ, đó là thời gian qua đã dùng sức mạnh đa số của mình tại Hạ viện để kiểm soát chặt chẽ ngân sách, kiên quyết không cho thâm hụt ngân sách đụng và vượt “trần” dù chính quyền liên bang phải đóng cửa vì thiếu tiền, đồng thời ngăn chính quyền “vung tay quá trán” với chính sách bảo hiểm y tế Obamacare, mà theo họ vừa lãng phí, vừa đắt đỏ, mà lại thiếu hiệu quả.

Với “thành tích” đó, chắc chắn Quốc hội Cộng hòa cũng sẽ “thừa thắng xông lên” để thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của mình, cho dù sẽ vấp phải sự đối đầu với Tổng thống. Đó là lý do ngay sau khi Tổng thống Obama vừa chấm dứt bài phát phát biểu, thì các lãnh đạo và nghị sỹ Cộng hòa đã “tố” ông Obama phát động “chiến tranh giai cấp”, lấy tiền của những người siêng năng làm việc “chia” cho người nghèo.

Không những vậy, trong lĩnh vực đối ngoại, những người Cộng hòa cho rằng ông Obama đã cố tình “tảng lờ” trách nhiệm của mình đối với tình trạng bất ổn ở Trung Đông hiện nay. Theo họ, chính quyết định rút quân vội vã khỏi Iraq là nguyên nhân đưa đến sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, đưa đến sự bất ổn của toàn bộ khu vực Trung Đông hiện nay. Đây chỉ là một ví dụ cho thấy, không chỉ trong vấn đề đối nội, mà bất cứ “sáng kiến” đối ngoại nào của ông Obama trong thời gian tới cũng sẽ được phe Cộng hòa soi xét kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, cần thấy rằng các bất đồng và khác biệt này là một phần trong bản chất sinh hoạt chính trị của nước Mỹ. Chính điều này làm cho nước Mỹ mạnh lên theo năm tháng.

Theo  Tuần Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.