Trung Quốc trấn an hay dằn mặt ASEAN?

Trung Quốc cam kết hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua hợp tác an ninh, nhưng không nên tham gia vào bất kỳ liên minh nhằm chống lại bên thứ 3.

Trung Quốc cam kết hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua hợp tác anninh, nhưng không nên tham gia vào bất kỳ liên minh nhằm chống lại bên thứ3.

Trấn an hay dằn mặt?

Trong một bài phát biểu dài 45 phút tại diễn đàn an ninh châu Á, đối thoạiShangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc đinhắc lại điệp khúc “Sự phát triển của quân đội Trung Quốc không phải là mốiđe dọa với các nước trong khu vực”.

Hãng tin Channel News Asia dẫn lời bài phát biểu của Bộ trưởng Lương QuangLiệt, “Trung Quốc ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi íchcốt lõi của nhau, đó là một mối quan tâm lớn để duy trì hòa bình và ổn địnhtrong khu vực."

Trung Quốc trấn an hay dằn mặt ASEAN?
Sự phát triển của quân đội đặc biệt là hải quân Trung Quốc cùng với những gì họ đã và đang làm khiến các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.

Theo đó, Sự lớn mạnh củaquân đội Trung Quốc đơn giãn là để đảm bảo an ninh quốc phòng của TrungQuốc. "Trung Quốc tuân thủ một chính sách quốc phòng là tự vệ trong tựnhiên. Tôi biết nhiều người đang có xu hướng tin rằng sự tăng trưởngkinh tế, cùng với sự phát triển của quân đội Trung Quốc sẽ trở thành mộtmối đe dọa quân sự. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đó không phải là lựa chọncủa chúng tôi, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay đedọa bất cứ nước nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệtnói.

Trong bài phát biểu nhằm trấnan các nước trong khu vực trước những phát biểu cho rằng, Trung Quốc đangtrở thành một “kẻ bắt nạt trên biển Đông”. Bộ trưởng Lương Quang Liệt khôngquên nhấn mạnh một điều rằng: “Các nước trong khu vực không nên tham gia vàobất cứ liên minh nào nhằm chống lại một bên thứ 3 nào đó”. Tuy nhiên, Bộtrưởng Lương Quang Liệt không đi vào chi tiết của vấn đề này.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộtrưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tái khẳng định cam kết hiện diện quânsự lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương. Như vậy có thể thấy rằng, bài phátbiểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt là một thông điệp nhằm cảnh báo các nướctrong khu vực đối với cam kết của Washington.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là ASEAN là một trở ngạirất lớn đối với chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt, một mặt trấn an các nước trongkhu vực trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông trước thềm đối thoạiShangri-la nhưng cũng không ngoài mục đích cảnh báo các nước châu Á, đặcbiệt là ASEAN không nên đi quá xa trong mối quan hệ với Washington.

Nói một đường làm một nẻo

Dù lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, “Quân đội Trung Quốckhông phải là mối đe dọa với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giữa tuyênbố của lãnh đạo cấp cao và hành động cấp dưới có một khoảng cách rất lớn.

Ngay trước thềm đối thoại Shangri-la, Trung Quốc liên tiếp có những hànhđộng "chơi rắn" trên biển Đông.

Ngày 26/5/2011 tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hảiViệt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh-02 thuộc Tậpđoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Tiếp đó, nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Namđang đánh bắt trên vùng biển thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu hải quân Trung Quốc cũng đã có những hành động uy hiếp tàu đánh cá củangư dân và tàu thăm dò dầu khí của Phillippine.

Nếu quân đội Trung Quốc không phải là mối đe dọa với các nước trong khu vực.Vậy đâu là lời lý giải cho những hành động ngang ngược này?

Trong bài phát biểu của mình,Bộ trưởng Lương Quang Liệt nhấn mạnh đến vấn đề "Xây dựng hòa bình và ổnđịnh trong khu vực thông qua sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Nhưng vớinhững gì mà lực lượng hải giám và Hải quân Trung Quốc đã và đang làm thì đâulà cơ sở để xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước trong khuvực, đặc biệt là các nước đang có tranh chấp trực tiếp về chủ quyền biểnđảo?

Theo toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt được đăng tảitrên trang Web của IISS có đoạn như sau: "Chúng tôi phản đối bất kỳ hànhđộng có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực". Nhưng chính những hành động củaTrung Quốc đang tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến bất ổn trong khuvực.

Phía Trung Quốc cho rằng, hành động của tàu hải quân và tàu hải giám nướcnày là để thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc quyền tài phán của TrungQuốc. Điều nghịch lý là Trung Quốc không thể chứng  minh được tính hợp phápcủa đường lưỡi bò chiếm đến 80% diện tích biển Đông.

Hành động không đi đôi với lời nói, Trung Quốc đang dần làm nản lòng cácnước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo,  vềnhững tuyên bố của mình.

Tại đối thoại Shangri-la 2011, các nước ASEAN một lần nữa nhắc lại sự cầnthiết phải tôn trọng các Tuyên bố về cách ứng xữ trên biển Đông DOC mà ASEANđã ký kết với Trung Quốc năm 2002. Sự quan trọng của việc ký kết bộ quy tắcứng xử trên biển Đông COC để các tranh chấp không lâm vào ngõ cụt, tránhnguy cơ xung đột. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn “im lặng” với COC.

Các nước ASEAN đã đạt được sự nhất trí, cố gắng sẽ đạt được sự ký kết Bộ quytắc ứng xử trên biển Đông COC vào năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày kýkết Tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC  giữa ASEAN và Trung Quốc.

Việc COC có được ký kết vào năm 2012 hay không phụ thuộc rất lớn vào độngthái của Trung Quốc, tuy nhiên theo nhìn nhận của một số chuyên gia nghiêncứu về biển Đông, lộ trình này rất khó đạt được.

Theo QuốcViệt
 Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.