- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trung Quốc với “ván cờ vây” tại Biển Đông
Hình ảnh vệ tinh được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang cải tạo Bãi đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thành một mảnh đất có hình dáng của một sân bay 3000 mét với một cảng đủ lớn để có thể neo đậu tàu chở dầu và tàu chiến lớn.
Hình ảnh vệ tinh được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang cải tạo Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) tại quần đảo Trường Sa thành một mảnh đất có hình dáng của một sân bay 3000 mét với một cảng đủ lớn để có thể neo đậu tàu chở dầu và tàu chiến lớn.
Đây không phải là hành động đầu tiên, mà là hành động mới nhất trong chuỗi hành động cải tạo đất mà Trung Quốc đang tiến hành tại cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Vậy Trung Quốc muốn gì với việc cải tạo các hòn đảo? Mục tiêu tối thượng của các dự án cải tạo này là gì? Sẽ là sai lầm nếu dùng lăng kính thông thường để tìm câu trả lời cho các động thái chiến lược đó trên trường quốc tế. Tác giả Alexander L. Vuving cho rằng Trung Quốc chơi ván cờ vây tại Biển Đông. Trong con mắt của những người chơi cờ vây, những gì Trung Quốc đang làm tại Biển Đông là một ví dụ tiêu biểu của một cao thủ cờ vây. Và mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực.
Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc thực hiện chiến lược mở rộng từ từ, kéo dài nhiều thập kỷ, chứ không sử dụng các trận chiến lớn. Phù hợp với chiến lược này là các chiến thuật như “lát cắt salami” và “ngoại giao gậy nhỏ”. Chiến lược này của Trung Quốc đặt ra 3 yêu cầu: Thứ nhất, càng tránh được tấn công vũ trang công khai càng tốt. Các vụ đụng độ có thể được phép nhưng chỉ để nhằm tận dụng lợi thế hiện tại. Thứ hai, kiểm soát phần lớn các vị trí chiến lược trên biển; nếu chưa chiếm giữ được thì phải bí mật chiếm giữ theo cách giảm thiểu xung đột. Thứ ba, phát triển các vị trí này thành các điểm kiểm soát mạnh mẽ, thành các điểm cung cấp hậu cần và căn cứ hiệu quả để triển khai sức mạnh.
Chuyên gia Alexander L. Vuving nhận định, lịch sử can dự của Quân đội Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông tuân thủ đúng theo chiến lược và các yêu cầu nói trên. Trong khi Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối đầu quân sự nhưng nước này thường tránh để nổ ra các trận chiến quy mô lớn. Trong 6 thập kỷ qua, trong hàng loạt nỗ lực gia tăng sự sở hữu mới thì chỉ có 2 lần liên quan tới xung đột vũ trang, năm 1974 và năm 1988 với Việt Nam. Đáng nói, cả hai cuộc xung đột này đều diễn ra vào thời điểm có khoảng trống quyền lực trong khu vực, lần đầu là sự rút lui của Mỹ và lần thứ hai là Nga. Trong cả hai cuộc xung đột, Trung Quốc đều có được sự mặc nhận ngầm từ Mỹ, và kết quả là đụng độ quân sự với Việt Nam không gây ra những hậu quả ngoại giao lớn với Trung Quốc.
Yêu cầu thứ hai trong chiến lược trên được phản ánh rõ nét trong sự lựa chọn địa điểm chiếm đóng của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp. Trung Quốc đã lựa chọn “chất” thay vì “lượng” trong cuộc cạnh tranh với Việt Nam tại Trường Sa năm 1988. Trung Quốc chiếm giữ 6 điểm, trong khi Việt Nam chiếm giữ 11. Nhưng 5 trong số 6 điểm Trung Quốc chiếm giữ là các địa điểm chiến lược nhất của quần đảo Trường Sa. Trong số đó, lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc là bãi đá Chữ Thập, một trong những địa điểm tốt nhất của Trường Sa xét về mặt vị trí và khả năng cải tạo. Bãi này có diện tích lớn, không quá xa, không quá gần với các nhóm đảo khác, do đó giảm sự dễ tổn thương đồng thời gia tăng được phạm vi quan sát.
Năm vị trí còn lại – gồm các bãi Xu Bi (Subi Reef), bãi Đá Lạc (Gaven Reef), bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và bãi đá Châu Viên (Cuarteron Reef) – nằm giáp ranh với 4 nhóm đảo, và từ đây Trung Quốc có thể kiểm soát một khu vực biển rộng và các tuyến đường chủ chốt vào Trường Sa. Hai vị trí khác mà sau đó Trung Quốc chiếm giữ cũng có giá trị chiến lược rất lớn. Bãi đá Vành khăn (Mischief Reef) mà Trung Quốc chiếm được từ Philippines cuối năm 1994, nằm ở trung tâm cánh Đông của quần đảo Trường Sa. Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm năm 2012 bằng chiến lược gậy nhỏ và ngoại giao hai mặt, nằm ở góc Đông Bắc của Biển Đông, và là tiền đồn lý tưởng để giám sát các tuyến đường vận tải chính đi qua khu vực.
Với quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và một loạt vị trí chiến lược tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có lợi thế hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong việc kiểm soát cái gọi là “cổ họng của các tuyến đường biển toàn cầu”. Cụ thể, đảo Phú Lâm (Woody Island), bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reff), bãi đá Vành khăn và bãi cạn Scarborough hình thành nên “chòm sao 4 điểm”, với bán kính chỉ 250 hải lý, có thể giúp kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Điều này có nghĩa là tất cả những gì còn lại Trung Quốc phải làm để trở thành chúa tể Biển Đông là phát triển các vị trí này thành các căn cứ có thể cung cấp hậu cần cho các tàu đánh cá, tàu chính phủ, tàu ngầm và máy bay để thống trị bầu trời và vùng nước tại khu vực.
Đây chính xác là những gì mà Bắc Kinh đang thực hiện. Từ bãi đá không người cách đây 60 năm, đảo Phú Lâm hiện có khoảng 1.000 cư dân, cả quân sự lẫn dân sự, với sân bay và đường băng có khả năng chứa 8, hoặc thậm chí hơn, máy bay thế hệ thứ 4 như Su-30MKK, máy bay ném bom JH-7, và một cảng nước sâu 1.000 m, có thể neo tàu 5.000 tấn hoặc hơn. Dưới phía Nam quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 2013, Trung Quốc đã và đang tiến hành các dự án xây dựng lớn để biến các bãi đá nước này chiếm đóng thành các hòn đảo. Quan chức tình báo hàng đầu của Đài Loan là Lee Hssiang-chou cho biết ông Tập Cận Bình đã thông qua các kế hoạch cải tạo và xây dựng căn cứ quân sự tại 5 bãi đá, gồm Châu Viên, Gạc Ma, Đá Lạc, Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và bãi đá Chữ Thập.
Theo chuyên gia Alexander L. Vuving, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong ngắn và trung hạn, Bắc Kinh sẽ xây dựng các cảng nước sâu, các đường băng tại các bãi đá Xubi (Subi Reef), bãi đá Vành khăn, bãi cạn Scarborough và thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Với các hòn đảo có vị trí chiến lược và đang được mở rộng, Trung Quốc có tiềm năng hơn bất kỳ một cường quốc nào trong việc giành ưu thế không quân và hải quân tại Biển Đông. Dù vẫn còn một chặng đường dài phải đi, nhưng sẽ không có gì ngoài tưởng tượng nếu như trong một hai thập kỷ tới Biển Đông sẽ được chấm nối bằng các căn cứ hùng mạnh của Trung Quốc, kéo dài từ Hoàng Sa tại Tây Bắc cho tới bãi Vành khăn ở Đông Nam, và từ bãi cạn Scarborough ở Đông Bắc cho tới bãi đá Chữ Thập tại Tây Nam.
Vậy liệu có thể ngăn chặn chiến lược mở rộng từ từ này của Trung Quốc hay không? Theo ông Alexander L. Vuving, ngoài Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), còn một cách khác có thể thách thức chiến lược cờ vây của Trung Quốc, đó chính là “xé một trang trong sách chơi của Trung Quốc”. Cụ thể, bước đầu tiên, Việt Nam có thể cho hải quân Ấn Độ tiếp cận cảng Cam Ranh, và cho quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ không quân tại Đà Nẵng – hai vị trí chiến lược nhất của Việt Nam dọc bờ Biển Đông. Nếu Trung Quốc vẫn không thèm để ý đến thông điệp này, bước đi ban đầu này có thể được tăng cường gấp đôi bằng cách đề xuất cho hải quân, quân đội Mỹ, Nhật Bản tiếp cận cảng Cam Ranh và các căn cứ tại Đà Nẵng, và từ đây họ có thể tuần tra, kiểm soát Biển Đông. Cuối cùng, nếu Trung Quốc vẫn quyết biến Biển Đông thành ao nhà, một liên minh mạnh giữa Việt Nam, Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là cần thiết để điều chỉnh sự bất cân bằng quyền lực tại đây.
Theo VIETPRESS
-
Thế giới10 giờ trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới12 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới16 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới16 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới16 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới17 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới17 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới20 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới20 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới20 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới20 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới21 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới1 ngày trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới1 ngày trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.