Vì sao số người chết ở Philippines cao kỷ lục?

Siêu bão Haiyan đã gây nên tổn thất chưa từng có cho Philippines bởi chính bàn tay của cả con người và thiên nhiên.

Siêu bão Haiyan đã gây nên tổn thất chưa từng có cho Philippines bởi chính bàn tay của cả con người và thiên nhiên.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho rằng, vị trí địa lý, khí tượng, sự nghèo đói, chất lượng yếu kém của các công trình xây dựng, dân số bùng nổ, thay đổi thời tiết, nước biển dâng cao biến Philippines trở thành quốc gia dễ hứng chịu tổn thất to lớn mỗi khi bão tới. Và cơn bão lịch sử Haiyan vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định ấy.

Philippines xác nhận, cho tới thời điểm hiện nay, ít nhất 1.744 người thiệt mạng kéo theo rất nhiều nhà cửa, của cải bị chôn vùi. Ít nhất 23.000 ngôi nhà đã bị phá hủy hoặc hư hại.

“Cả con người và thiên nhiên đều là tác nhân khiến siêu bão Haiyan gây nên tổn thất lớn”, giáo sư Kerry Emanuel nhận định.

Với 7.000 hòn đảo, Philippines nằm trong khu vực rốn bão của thế giới. Một nửa trong số những cơn bão có cường độ mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong thế kỷ 20 và 21 đã “nhắm” đến Philippines, nhà nghiên cứu Jeff Masters, giám đốc nghiên cứu khí tượng của trung tâm Weather Underground cho biết.

Bên cạnh vị trí địa lý thì con người cũng phải chịu phần trách nhiệm rất lớn trong cơn bão lịch sử ở Philippines lần này, thậm chí là lớn hơn cả tự nhiên, Masters nhận định. Trong khi đó, Brian McNoldy, một nhà nghiên cứu tại Đại học Miami công bố số liệu cho biết, 75-80% thiệt hại phát sinh từ lỗi của con người. Sự nghèo đói, dân số bùng nổ với tốc độ chóng mặt, cơ sở hạ tầng yếu kém - đặc biệt tại các tỉnh duyên hải dễ bị tổn thương trước bão - đã “giúp” cho Haiyan có dịp “tác oai tác quái”.


Cả con người và tự nhiên đều phải chịu trách nhiệm cho sự tàn phá này. Ảnh: Philstar.com.

Khoảng 1/3 những ngôi nhà ở thành phố Tacloban nơi cơn bão tàn phá có tường làm bằng gỗ phía ngoài. Tệ hại hơn, số nhà mái lá chiếm tới 1/7 tổng số nhà. Đây là những công trình xây dựng có chất lượng rất thấp. Chính những nhân tố ấy đã khiến một cơn bão dù yếu cũng có thể gây ra thiệt hại nặng nề tại những vùng mà nó tràn qua.

Bên cạnh đó, hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra cũng góp phần làm mực nước biển dâng, khiến sức tàn phá của các cơn bão càng lớn.

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi cơn bão Haiyan hình thành, hơn 1%  những cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua có tốc độ trung bình mạnh hơn khoảng 2 km/h so với những cơn bão của năm trước đó.

“Nhưng cơn bão đang ngày càng trở nên mạnh hơn”, một công trình nghiên cứu của Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia chỉ rõ. Và Haiyan là ví dụ điển hình cho phát hiện này. Tương tự, nước biển ở Philippines cũng tăng gần 12 mm trong vòng 20 năm qua, gấp 3 lần so với mức bình quân toàn cầu, chuyên gia R. Steven Nerem của Đại học Colorado cho biết. Đây là nguyên nhân khiến bão xảy ra thường xuyên hơn và ngày càng mạnh hơn.

Tuy nhiên, bài báo cho rằng, con người khiến bão trở nên đáng sợ hơn thì cũng có thể khiến nó “bớt nguy hiểm” bằng cách xây dựng các công trình kiên cố, công tác cảnh báo và dự báo khí hậu chính xác và kịp thời hơn. Ngoài ra những biện pháp ứng phó, xử lý bão cũng phải nhanh chóng và hiệu quả.

Theo Thanh Hương
Tri Thức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.