- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiều qua, trận đấu giữa Việt Nam - Myanmar được đánh giá là hấp dẫn và
quyết liệt nhất, đặc biệt đó là cuộc so kè mang tính chất “sống còn” của
đội Việt Nam để có thể quyết định chiếc vé vào đến tận trận chung kết,
nhưng số lượng khán giả vẫn không quá đông, dù đã khá hơn nhiều so với
những ngày trước. Vì thế, người ta cảm thấy thương cho các cô gái bóng
đá, bởi nếu đây là AFF Cup của nam, có lẽ số lượng khán giả đã khác rất
nhiều.
Tuy nhiên chẳng thể trách khán giả, bóng đá nam và nữ luôn có đặc thù
riêng, và sức hút của các chàng trai luôn có mãnh lực cao hơn rất nhiều
so với các cô gái bóng đá. Nói đâu xa, ngay cả World Cup bóng đá của nữ
cũng phải chịu lép vế so với những giải đấu của nam đấy thôi.
Khán giả đã thế, đến khi nhìn vào số đội tham dự và chất lượng của các đội góp mặt càng khiến người ta chẳng thể vui, khi tất cả đều giảm dần đều theo thời gian. Sau 4 ngày thi đấu thì chỉ mới 2 trận Việt Nam – Myanmar, và trước đó là Lào – Malaysia được xem là cân sức, trong khi trước đấy đều là sự chênh lệch quá lớn về trình độ. Vậy mới có cảnh các đội mạnh đá như kiểu “mèo vờn chuột”, trong đó có cả các cô gái chủ nhà, khiến HLV Trần Vân Phát rất tức giận về tinh thần thi đấu của các học trò.
Tuy nhiên, việc có một giải đấu dành riêng cho các cô gái bóng đá của khu vực Đông Nam Á so tài đã là điều rất quý. Đồng thời cũng là nỗ lực của các nước trong việc gây dựng và gìn giữ sự tồn tại của bóng đá nữ, vì một số quốc gia trong khu vực đã không còn đội bóng, khiến SEA Games 26-2011 tại Indonesia đã không thể tổ chức môn bóng đá dành cho nữ.
Bao giờ bóng đá nữ mới được như bóng đá nam? Có lẽ chỉ là một mơ ước còn lâu mới thành hiện thực!
Khán giả đã thế, đến khi nhìn vào số đội tham dự và chất lượng của các đội góp mặt càng khiến người ta chẳng thể vui, khi tất cả đều giảm dần đều theo thời gian. Sau 4 ngày thi đấu thì chỉ mới 2 trận Việt Nam – Myanmar, và trước đó là Lào – Malaysia được xem là cân sức, trong khi trước đấy đều là sự chênh lệch quá lớn về trình độ. Vậy mới có cảnh các đội mạnh đá như kiểu “mèo vờn chuột”, trong đó có cả các cô gái chủ nhà, khiến HLV Trần Vân Phát rất tức giận về tinh thần thi đấu của các học trò.
Tuy nhiên, việc có một giải đấu dành riêng cho các cô gái bóng đá của khu vực Đông Nam Á so tài đã là điều rất quý. Đồng thời cũng là nỗ lực của các nước trong việc gây dựng và gìn giữ sự tồn tại của bóng đá nữ, vì một số quốc gia trong khu vực đã không còn đội bóng, khiến SEA Games 26-2011 tại Indonesia đã không thể tổ chức môn bóng đá dành cho nữ.
Bao giờ bóng đá nữ mới được như bóng đá nam? Có lẽ chỉ là một mơ ước còn lâu mới thành hiện thực!
Theo Bongdaplus