Làng “đèn ông sao” tất bật kiếm tiền triệu mỗi ngày vào dịp tết trung thu

Hiện, làng nghề Báo Đáp có 10 xóm và có khoảng 500 hộ hành nghề làm đèn Trung thu và làm hoa bằng vải.

Làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (Nam Định) xưa nay vốn nổi tiếng cả nước là làng chuyên sản xuất hoa bằng vải và đặc biệt là truyền thống làm đèn Trung thu.

Hiện, làng nghề Báo Đáp có 10 xóm và có khoảng 500 hộ hành nghề làm đèn Trung thu và làm hoa bằng vải. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp trung thu về, làng nghề lại sản xuất từ 2 – 3 triệu chiếc đèn ông sao xuất đi khắp các tỉnh thành trên cả nước và trong mỗi dịp trung thu thì mỗi gia đình cũng thu về hàng chục triệu đồng.

Là một trong những hộ dân làm đèn Trung thu lâu năm tại làng nghề Báo Đáp, Ông Nguyễn Văn Căng (50 tuổi) chia sẻ: “Chẳng biết nghề này có tự bao giờ, từ khi tôi lớn lên đã thấy có nghề này rồi. Kế nghiệp cha ông, đến nay nhà tôi cũng ngót hơn 40 năm làm nghề. Ở đây thì hầu hết nhà nào cũng làm nghề này. Nhà làm ít cũng từ 5 – 7.000 chiếc/một vụ, nhiều thì vài vạn. Năm nay nhà tôi đã xuất đi mấy vạn chiếc đèn, thu nhập cũng được hơn 30 triệu".

lang “den ong sao” tat bat kiem tien trieu moi ngay vao dip tet trung thu hinh anh 1

Mặc dù đã nhiều tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Căng vẫn theo đuổi nghề làm đèn ông sao.

Theo lời ông Căng thì công việc làm đèn không mấy vất vả nhưng cần rất nhiều công đoạn và thời gian. Vào tháng Giêng các hộ làm đèn ông sao tại đây đều phải đi mua nứa. Sau khi nứa được cắt khúc đưa về thì công đoạn tiếp theo là ngâm nứa. Để làm ra những chiếc đèn ông sao thật đẹp, thì phải ngâm nứa từ rất sớm, giúp cho nan có đủ độ dẻo, khi chống đèn sẽ căng tròn, không bị gãy.

lang “den ong sao” tat bat kiem tien trieu moi ngay vao dip tet trung thu hinh anh 2
 

Là người lâu năm trong nghề, ông Nguyễn Văn Căng (50 tuổi) tâm sự: “Mỗi năm, khi xe tải chở nứa từ trên núi xuống đây, người dân làm nghề khi đó đổ xô ra để chọn nứa để mang về ao ngâm. Vì số lượng có hạn, mà aincũng muốn chọn nứa tốt, nên nhiều khi tranh nhau vất vả lắm”.

Đồng thời việc làm cán đèn cũng cần được để ý rất nhiều, người dân phải tìm đặt mua thân cây đay ở các xã  hoặc các huyện lân cận để mua về cắt ra cất sẵn trong nhà, vì thế việc theo dõi mùa vụ để mua thân cây đay cũng rất quan trọng.

lang “den ong sao” tat bat kiem tien trieu moi ngay vao dip tet trung thu hinh anh 3

Thân cây đay được dùng để làm gậy chống đèn

Công cụ và nguyên liệu làm đèn ông sao cũng rất đơn giản. Công cụ chủ yếu để làm đèn là dao, kéo, cưa, bàn in, hồ dán và dây thép buộc, thân cây đay làm cán. .. Ngoài ra thì việc chọn, đặt giấy bóng cũng rất quan trọng. Giấy bóng sau khi được đặt về thì hầu hết các người thợ tại làng nghề đều phải cắt gọt thủ công, sắp xếp chọn lựa kỹ càng rồi đem in ấn các mẫu hình lên giấy bóng.

lang “den ong sao” tat bat kiem tien trieu moi ngay vao dip tet trung thu hinh anh 4

Mỗi chiếc đèn ông sao như này có giá từ 3 – 4 nghìn đồng/chiếc. 

Sau khi mọi công tác chuẩn bị được hoàn tất, lúc này là lúc các bàn tay “nghệ sĩ” bắt đầu công việc tạo khung, dán giấy và trang trí để hoàn thiện một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh. Hồ được dùng để dán giấy bóng làm đèn trung thu được làm từ bột gạo nếp. Sau khi nghiền nếp thành bột người dân đem ra đồ với lượng ít vôi bột rồi phết lên một tấm gỗ nhẵn tròn. Dùng tấm giấy lướt qua tấm gỗ tròn đó là có thể dán với khung đèn một cách chắc chắn.

lang “den ong sao” tat bat kiem tien trieu moi ngay vao dip tet trung thu hinh anh 5

Vợ ông Căng đang dùng hồ dán giấy lên những khung đèn ông sao

Theo Dân Việt

Trung thu

đèn trung thu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.