Đó là phát biểu của bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM trong Hội thảo “Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc ở TP.HCM- thực trạng và giải pháp” sáng 23/5.
Sáng 23/5, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc ở TP.HCM".Tại buổi hội thảo, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM đã cho biết: "Đa phần các quán này đều là những quán bán đồ ăn sáng, không chỉ chúng ta mà học sinh, sinh viên, người đi làm đều ăn sáng. Từ đó sẽ có nhiều hậu quả trong chất lượng sống của chúng ta”.
Về cách thức quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ nông sản, chợ đầu mối, ông Nguyễn Nguyên Phương, đại diện Sở Công thương Sở cho biết còn nhiều khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ, các tổ chức liên quan quản lý trên cơ sở điều chỉnh nhận thức tiểu thương chứ chưa có những biện pháp mạnh mang tính chất răn đe trong việc xử lý.
Về việc này, Tiến sĩ - bác sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, cho rằng, người dân có thể nhận biết thực phẩm bằng mắt thường cái nào dơ, cái nào sạch để chọn lựa, chứ không biết được hóa chất nào ngấm trong đó.
Bác sĩ Lê Trường Giang đề xuất: “Hóa chất phụ gia thực phẩm phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, được chứng nhận. Các cơ quan chức năng tại TP.HCM đã rất vất vả với chợ Kim Biên nhưng chỉ mới dùng lại ở kêu gọi, vận động chứ không có quy định pháp luật hay chế tài cụ thể. Hiện tại, người bán cho rằng mình bán đúng luật khi có giấy phép kinh doanh, người mua cũng đã mua và sử dụng các chất đó đúng luật thì luật sẽ chế tài ai?”.
Theo Phụ nữ TP.HCM