Ba nghề "phất" lên nhờ ông Công, ông Táo

Nhờ có ngày này nhiều nhà đã phất lên trông thấy.

Đến hẹn lại lên, cứ dịp cuối năm vào lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) là những làng nghề truyền thống làm hàng mã, đúc tượng, nuôi cá chép, trồng hoa… lại nhộn nhịp. Nhờ có ngày này nhiều nhà đã phất lên trông thấy.
   
Nuôi cá chép

Hiện nay, tất các chủ ao đã vớt cá chép để bán cho thương lái. Một số làng nuôi cá chép truyền thống như làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ), Làng Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương,Thanh Hóa), làng Kim (Mỹ Thắng, Mỹ Lộc, Nam Định) cũng đã thu hoạch những mẻ cá cuối cùng.

 ba nghe "phat" len nho ong cong, ong tao hinh anh 1

Mỗi hộ nuôi cá chép có thể lãi hàng trục triệu đồng chỉ trong một vụ cá chép Tết (Ảnh I.T).

Mỗi tạ cá bán được 7-9 triệu đồng, cao hơn so với các năm trước (năm trước 6 triệu/tạ). Với những chủ ao có từ 2-2,5 mẫu mặt nước có thể thu được từ 10-11 tạ cá chép đỏ. Vị chi, các chủ ao này có thể thu về cả trăm triệu đồng.

Trong khi đó, giá bán lẻ cá chép ngoài thị trường hiện nay khoảng 25.000-30.000 đồng/3 con. Với giá này những người buôn cá có thể lãi gần như gấp 4-5 lần.

Nghề làm hàng mã

Ngoài nghề nuôi cá chép thì nghề làm hàng mã cũng phất lên nhờ ngày ông Công, ông Táo. Tại một số làng nghề làm hàng mã truyền thống như: Làng Văn Hội (Thường Tín, Hà Nội), làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) từ nhiều tháng nay người dân đã tấp nập sản xuất, bán  buôn.

 

Mỗi bộ ông Công, ông Táo có giá từ 100.000-250.000 tùy bộ. (Ảnh IT)

Các mặt hàng được sản xuất nhiều nhất là ông Công, ông Táo giá rẻ từ 2.000-3.000 đồng/1 bộ. Một số loại khác mạ thiếc vàng có giá đắt hơn từ 100.000-150.000 đồng/1 bộ. Tuy nhiên, đấy là giá bán buôn tại làng, còn giá bán lẻ một bộ ngoài thị trường cũng khá cao. Bộ giá rẻ cũng có giá từ 10.000-15.000 đồng, mạ thiếc vàng có giá từ 200.000-250.000 đồng/1 bộ.

Nghề đúc tượng

Không giống như các tỉnh thành phía Bắc, ở miền trung người dân có truyền thống cúng tượng ông Công, ông Táo dịp cuối năm.

Một số làng nghề như: Làng gốm Thanh Hà (TP.Hội An, Quảng Nam), ở Thừa Thiên - Huế có làng nghề chuyên sản xuất tượng ông Công, ông Táo để phục vụ thị trường khắp mọi miền đất nước vào dịp 23 tháng Chạp âm lịch.

Càng gần đến cuối năm, những người thợ ở làng nghề Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nỗ lực chạy đua với thời gian để sản xuất những mẻ tượng Táo quân cung ứng cho thị trường tại Huế và các tỉnh thành ở khu vực miền Trung, miền Nam.

 ba nghe "phat" len nho ong cong, ong tao hinh anh 2

Những người thợ ở Địa Linh làm việc cả ngày, cả đêm để tạo ra những bức tượng bán ông Công, ông Táo tuyệt đẹp (Ảnh I.T).

Thường thì để làm được một bức tượng phải mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên là chọn đất, sau đó là tạo hình tượng, đem nung và sơn màu lên đó. Hiện, tượng Táo quân được bán với giá từ 500 đồng đến 2.000 đồng/tượng tùy theo loại. Cứ mỗi dịp cận Tết cổ truyền của dân tộc, các gia đình làm nghề ở Địa Linh sản xuất khoảng từ 40.000 - 50.000 tượng để cung ứng ra thị trường các tỉnh thành trong cả nước.

Mỗi mùa làm hàng, mỗi gia đình làm nghề cũng thu được vài chục triệu đồng từ làm tượng ông Công, ông Táo.

 ba nghe "phat" len nho ong cong, ong tao hinh anh 3

Những bức tượng ông Công, ông Táo nhiều màu sắc (Ảnh I.T).

Ngoài lao động làm các nghề trên cận Tết này nhiều lao động làm nghề buôn, bán hoa, buôn chuối… cũng được dịp “phất lên” trông thấy.

Theo Dân Việt


Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.