Chứng khoán 28/2: Tâm lý bất an vẫn lớn

Yếu tố khiến sự lo ngại chưa giảm là thanh khoản còn yếu và quá nhiều mã đang bị chặn bán...

Yếu tố khiến sự lo ngại chưa giảm là thanh khoản còn yếu và quá nhiều mã đang bị chặn bán... Chứng khoán sáng 28/2: Tâm lý bất an vẫn lớn

HNX-Index có xu thế điều chỉnh rõ hơn VN-Index khi các mã đầu cơ lớn bị kiềm chế giá rất rõ.

Cả hai sàn duy trì được trạng thái tăng trong cả phiên sáng nay nhưng cường độ không đồng đều. Đặc biệt là thanh khoản quá thấp khiến tâm lý bất an vẫn lớn.

VN-Index chốt phiên sáng tăng 2,04%, VN30-Index tăng 1,77%. HNX-Index tăng 0,34% và HNX30-Index tăng 0,67%. Giao dịch trồi sụt thất thường nhưng một số cổ phiếu lớn bất ngờ phát huy thế mạnh, nhất là tại HSX.

Cả hai chỉ số của HSX đều đạt mức tăng khá cao. Độ rộng của sàn này ghi nhận 15 mã trần và 126 mã tăng, áp đảo so với số giảm. Tuy nhiên động lực quan trọng nhất lại không đến từ số đông, mà là một vài cổ phiếu lớn đột ngột tăng rất mạnh. HSX không có tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”, nhưng mức tăng cũng được khuếch đại lên khá nhiều.

Đầu tiên là BVH bất ngờ được kéo giá cực mạnh, đến gần 9h30 đã khớp trần, tương đương tăng 7% so với tham chiếu. BVH không có thông tin gì mới nhưng lực cầu tỏ ra mạnh mẽ khác thường. Ngay lúc mở cửa BVH đã tăng 4% dù phiên trước còn giảm 2,9%. Trong 6 phiên vừa qua, mức điều chỉnh của BVH xấp xỉ 16%, chưa phải là nhiều, nhưng lực cầu bắt đáy đã mạnh lên rõ rệt. 

Tốc độ đẩy giá tại BVH sáng nay có lợi thế rất lớn từ thanh khoản. Cho đến hết phiên sáng, BVH mới khớp được 91.880 đơn vị, bằng khoảng 26% phiên hôm qua. Giá trị giao dịch chỉ hơn 4,8 tỷ chứng tỏ khối lượng bán ra rất thấp. Thời gian đẩy giá lên trần cũng rất nhanh và hiện tượng thường thấy xuất hiện: BVH được chặn mua trần 154.000 đơn vị khiến xu hướng tiết cung quay lại. Sức đẩy từ nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là một nguyên nhân khi khối này mua 56.160 đơn vị, chiếm 61% lượng giao dịch của BVH. BVH tăng góp phần không nhỏ kích động những nhà đầu tư do dự vì cổ phiếu này có sức ảnh hưởng lớn cả về điểm số lẫn nét quen thuộc trong các đợt sóng đầu cơ.

Ảnh hưởng lớn tiếp theo lên chỉ số là VIC, tăng 5,51%. Cường độ kéo giá ở VIC yếu hơn BVH, nhưng cũng khởi động sớm không kém. Đến hơn 10h VIC đã tăng gần 3,2%. VIC có mức tin cậy lớn hơn trong biến động tăng do thanh khoản vọt lên mức cao nhất trong 11 phiên. Khối ngoại mua vào xấp xỉ 53% thanh khoản của VIC trong phiên sáng, tương đương 247.950 đơn vị.

Hai cổ phiếu lớn khác đảm bảo mức tăng mạnh của VN-Index sáng nay là VNM và VCB, tương đương tăng 1,96% và 5,18%. Độ rộng của rổ VN30 rất tích cực với 25 mã tăng giá và chỉ có 5 mã giảm là CTG, HSG, KDC, SBT và STB.

Tác động của các cổ phiếu lớn tăng mạnh nhất trong rổ VN30 lên VN-Index lớn hơn lên VN30-Index. Tuy nhiên cả hai chỉ số này vẫn duy trì được mặt bằng điểm số cao cho đến lúc tạm nghỉ. Duy nhất yếu tố thanh khoản tương đối kém với 515,7 tỷ đồng. Các cổ phiếu tăng giá ấn tượng nhất lại không nằm trong nhóm thanh khoản cao nhất. Dẫn đầu HSX là ITA, GMD, CTG, DRC.

Dấu ấn của khối ngoại tại HSX sáng nay mạnh hơn một chút, lượng mua vào chiếm khoảng 12% tổng lượng giao dịch của rổ VN30. Ngoài BVH và VIC, các mã được mua chiếm tỉ trọng cao và đang tăng giá là HAG, HPG, MBB, MSN.

Sàn Hà Nội lại tỏ ra yếu và gần như tăng nhờ ảnh hưởng của HSX. Thanh khoản chỉ đạt 194,2 tỷ đồng thấp nhất trong 12 phiên gần đây và mức tăng của hai chỉ số không ấn tượng. Đặc biệt HNX xuất hiện dấu hiệu yếu dần về cuối phiên. So với thời điểm cao nhất, HNX-Index đã điều chỉnh 0,83% và HNX30-Index điều chỉnh 0,84%.

Hầu hết các cổ phiếu lớn của HNX đều xuất hiện áp lực bán mạnh hoặc cầu quá yếu để có thể duy trì được mức tăng giá tốt đầu phiên. Ngay cả các cổ phiếu thuộc nhóm “cơ bản” như PVS, PGS cũng thoái lui trở lại tham chiếu dù trước đó tăng tốt. Mức dao động điều chỉnh của các cổ phiếu đầu cơ còn lớn hơn như với PVX, BVS, SCR, VCG, VND. HNX còn được nâng đỡ chủ yếu nhờ ACB và SHB đang tăng giá.

Phiên sáng nay đà tăng tuy tỏ ra mạnh hơn ở HSX và diễn biến khá tích cực ở HNX thể hiện mức độ tin cậy nhất định, nhất là ở độ rộng của thị trường. Yếu tố khiến sự lo ngại chưa giảm là thanh khoản còn yếu và quá nhiều mã đang bị chặn bán bằng khối lượng lớn ở các bước giá trên tham chiếu. Để đẩy giá bật qua được khối lượng chặn bán này, cần một lượng tiền lớn. Nếu điều này xảy ra, thanh khoản sẽ cải thiện rất nhiều.

Do vậy trong trường hợp thanh khoản phiên chiều nay không tăng lên, khả năng tốt nhất vẫn chỉ là duy trì được mức tăng hiện tại, nhưng phụ thuộc chính vào chiến thuật bán của người cầm cổ. Hiện tại chưa có dấu hiệu của việc người bán hạ giá nhiều hơn nhưng khối lượng chặn bán vẫn rất dồi dào. Sự thận trọng của cả hai bên là điều dễ hiểu, khi không có gì chắc chắn vào biến động tăng hiện tại là các dao động phục hồi kỹ thuật hay thị trường đã thực sự ổn định.
Theo VnEconomy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.