Khách hàng mất 500 triệu, Vietcombank mất gần 4.000 tỷ đồng

Trong khi khách hàng mất 500 triệu chỉ sau 1 đêm, Vietcombank mất tới gần 4.000 tỷ và thiệt hại có thể không chỉ dừng lại ở đó.

Trong khi khách hàng mất 500 triệu chỉ sau 1 đêm, Vietcombank mất tới gần 4.000 tỷ và thiệt hại có thể không chỉ dừng lại ở đó.

Trong những ngày cuối tuần, mọi con mắt đều đổ dồn về sự cố chủ thẻ Vietcombank bị hacker lấy mất 500 triệu đồng. Theo Vietcombank giải thích, lỗi là do khách hàng truy cập vào một website giả mạo và tự để lộ tài khoản của mình. Vietcombank kịp thời khoanh giữ 300 triệu, còn 200 triệu hacker đã rút tiền qua ATM ở Malaysia.

Trên các diễn đàn online, vụ việc này thu hút được rất nhiều ý kiến, trong đó đa số đều tin rằng Vietcombank không nên đổ lỗi hoàn toàn cho khách hàng và Vietcombank cũng phải chịu trách nhiệm.

Trước có có kết luận về bảo mật của Vietcombank, giới đầu tư chứng khoán đã bán ra cổ phiếu VCB ở mức giá thấp. Chốt phiên 12/8, VCB giảm 1.500 đồng/CP xuống 54.500 đồng/CP. VBC khiến vốn hóa thị trường Vietcombank “bốc hơi” gần 4.000 tỷ đồng chỉ trong phiên giao dịch cuối tuần.

Khách hàng, mất 500 triệu, Vietcombank, ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ATM, rút tiền, ăn cắp,

Khách hàng mất 500 triệu, Vietcombank mất gần 4.000 tỷ

Trước đó, thông tin quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore có thể rót 600 triệu USD vào Vietcombank đã giúp VCB có đà tăng đáng kể. Nếu không có sự cố chủ thẻ Vietcombank bị hack 500 triệu đồng, có lẽ VCB đã có phiên tăng thứ 5 liên tiếp.

Mặc dù suy giảm trong phiên 12/8 nhưng tính chung cả tuần, VCB vẫn đi lên. Sau 5 phiên giao dịch, VCB tăng 3.500 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Vietcombank tăng 9.328 tỷ đồng lên 145.244 tỷ đồng. VCB là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 sàn chứng khoán, chỉ sau Vinamilk.

Trong khi đó, bầu Đức có sự trở lại ấn tượng khi cổ phiếu HAG và HNG hồi sinh từ đáy. Tuần này, HAG đã có tất cả 5 phiên tăng điểm, trong đó có tới 3 phiên tăng trần liên tiếp. Sau 1 tuần giao dịch, HAG tăng 1.400 đồng/CP, tương ứng 27,5% lên 6.500 đồng/CP.

Nhờ sự “hồi sinh” của HAG, vốn hóa thị trường Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có thêm 1.106 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất, khi HAG đi lên, tài sản trên thị trường chứng khoán của bầu Đức tăng 487 tỷ đồng lên 2.260 tỷ đồng.

Trong khi HAG “chỉ” có 3 phiên tăng trần liên tiếp thì HNG lại có 4. Chốt tuần, HNG dừng ở mức 7.200 đồng/CP sau khi tăng 1.600 đồng/CP. HNG giúp vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai có thêm 1.227 tỷ đồng.

Dù không sở hữu cổ phiếu HNG nào nhưng bầu Đức được hưởng lợi từ đà tăng của HNG thông qua Hoàng Anh Gia Lai. Trong tuần nay, HNG tăng mạnh giúp Hoàng Anh Gia Lai có thêm 865 tỷ đồng.

Trong tuần, không chỉ sự trở lại của bầu Đức gây ấn tượng, vợ chồng ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cũng khiến dư luận chú ý khi sắp nhận gần 3.000 tỷ đồng cổ tức do Hòa Phát chi trả.

Không chỉ có vậy, nhờ HPG tăng mạnh, vợ chồng bầu Long cũng kiếm thêm hàng trăm đồng. Cụ thể, sau 5 phiên giao dịch, HPG tăng 2.700 đồng/CP. HPG giúp tài sản của bầu Long có thêm 498 tỷ đồng. Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long có thêm 144 tỷ đồng.

Thời gian này, đối thủ của Hòa Phát là công ty cổ phần Hoa Sen cũng để lại nhiều dấu ấn. Đó là tập đoàn này tấn công vào thị trường bất động sản với tòa cao ốc cao 49 tầng. Thông tin này khiến cổ đông và giới đầu tư bất ngờ theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, sau 1 tuần, cổ phiếu HSG tăng 2.200 đồng/CP.

HSG giúp vốn hóa thị trường tập đoàn Hoa Sen tăng 432 tỷ đồng. Trong đó, do là cổ đông cá nhân lớn nhất, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen được hưởng lợi nhiều nhất từ đà đi lên của HSG. Nhờ HSG, tài sản trên thị trường chứng khoán của vị doanh nhân này có thêm 56,1 tỷ đồng.

Trong tuần, là cổ phiếu lớn nhưng VIC cũng đã có 1 phiên tăng trần ấn tượng. Cùng với vài phiên đi lên, tính chung cả tuần, VIC vẫn tăng 4.300 đồng/CP. Nhờ VIC, vốn hóa thị trường công ty cổ phần tập đoàn Vingroup tăng 9.259 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup có thêm 2.541 tỷ đồng.

Theo VTC News


ngân hàng

tiền bạc

Vietcombank

khách hàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.