Nông sản không an toàn đang đầu độc "một cách hợp pháp"

"Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà nguy hiểm hơn là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn"

"Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà nguy hiểm hơn là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn", PGS.TS Vũ Trọng Khải phát biểu.

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).

Trao đổi tại Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp thường niên 2015 với chủ đề "Nền nông nghiệp và người nông dân Việt Nam đối diện thách thức hội nhập" diễn ra sáng 4/11 tại Hà Nội, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp - PGS.TS Vũ Trọng Khải cho rằng: "Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà nguy hiểm hơn là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn".

Theo ông Khải, nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt Nam chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm. Khi đó, sự tổn thất cho nông nghiệp, nông dân nói riêng và cho cả nền kinh tế và người dân Việt Nam nói chung, là hết sức to lớn.

Nói về những trở ngại và thách thức lớn nhất với ngành nông nghiệp, PGS.TS Khải cho rằng, hiện Việt Nam không có chiến lược sản phẩm nông nghiêp quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái. Những nông sản chủ lực, có khối lượng và giá trị cao hiện nay ở từng vùng nông nghiệp dường như là kết quả của quá trình tự phát. Tình trạng nay trồng, mai chặt vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Thậm chí biết trồng sẽ lỗ nhưng vẫn phải trồng, vì người nông dân chẳng biết làm gì khác ngoài sản phẩm truyền thống.

Một thách thức nữa là, người nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng công nghệ cũ kỹ, vừa cho năng suất lao động và năng suất nông sản thấp, với giá thành sãn xuất cao, vừa không đãm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Mỗi nông hộ sản xuất tự phát theo hội chứng đám đông, hay theo tín hiệu thị trường của thương lái, không phải là mắt khâu của chuỗi giá trị ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn.

Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với công nghệ lạc hậu và kinh doanh theo kiểu “ăn đong”, “có gì mua nấy”, “có gì bán nấy”, không phải là người tổ chức, lãnh đạo chuỗi giá trị ngành hàng. Vì thế, hầu như các mặt hàng nông sản Việt Nam đều không thể có thương hiệu.

Một sai lầm quan trọng cũng được ông Khải chỉ ra là, Việt Nam chủ trương và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, thay vì đầu tư phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao. Vô hình chung, thừa nhận một cách vô thức sự tồn tại hợp pháp một nền nông nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Tất cả các nước phát triển hiện nay đều là những nước có nền nông nghiệp công nghệ cao, dù GDP nông nghiệp chỉ chiếm vài phần trong trong GDP của cả nước. Họ không tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ cao đề “làm mẫu”, lấy thành tích. Việt Nam chưa có chiến lược nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao trong toàn bộ nền nông nghiệp", ông Khải nói thêm.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.