Chuyện hiến, ghép các bộ phận trên cơ thể người

Hi vọng dường như vẫn tràn trề với chị Thanh, chị kể: "Tôi có một người bà con đang hấp hối trong một bệnh viện ở Hà Nội"

Không vấpphải rào cản chuyên môn, không vấp phải rào cản về mặt luật pháp nhưng cácbác sỹ ở Ngân hàng Mắt đã phải đầu hàng rào cản về mặt tình cảm, mang tínhđồng thuận.

Muốn cho cũng không dễ

Cách đây hai năm, vào ngày16/7/2008, một thành viên của diễn đàn Webtretho với nick Nikita24480 (tên khaisinh là Bùi Kim Oanh) đã cặm cụi gõ vi tính từ lúc 5h sáng để hỏi địa chỉ đăngký hiến tạng sau khi qua đời. Đầu tháng 10 này, tôi gặp Nikita24480 trong mộtquán cà phê trên phố Vạn Phúc và thật sự ngạc nhiên khi biết rằng, nguyện ướcđầy nhân văn của cô gái thuộc thế hệ 8X ấy chưa có nơi đón nhận.

Với rất nhiều người Việt Nam, khái niệm hiến tạng chỉ dừng lại ở trêncác phương tiện truyền thông, chẳng mấy ai có ý định thực hiện. Họ chỉ thực sựquan tâm đến vấn đề này khi bản thân hoặc người quen suy sụp sức khoẻ.Nikita24480 thì khác. Lấy chồng ngoại quốc, Nikita Walford, hoạt động trong HộiTừ thiện, CLB Phụ nữ Quốc tế, coi chuyện hiến các bộ phận trên cơ thể mình saukhi qua đời là một việc bình thường. Cô gái sinh năm 1980 ấy chỉ ngạc nhiên làtại sao ý nguyện tốt của mình gần như rơi vào thinh không.

Chuyện hiến, ghép các bộ phận trên cơ thể người
Ảnh minh họa


Sau khi đặt câu hỏi lên Webtretho và lang thang trên mạng, kể cả hỏi các bác sĩmà không tìm được câu trả lời thoả đáng, Bùi Kim Oanh bất ngờ có được một tờ rơikêu gọi hiến giác mạc nhờ đưa người quen đi khám ở Bệnh viện Mắt TW. Lần theonhững thông tin ít ỏi trên tờ rơi, cuối cùng, Kim Oanh đã đạt được một phầnnguyện vọng của mình: Điền các thông tin cá nhân vào bản đăng ký hiến giác mạcvà gửi đến nơi tiếp nhận. Lúc đó, Kim Oanh hình dung sẽ có người hẹn gặp để nóichuyện, kiểm tra sức khoẻ xem có đủ điều kiện hiến giác mạc không.

"Nếu mọi việc OK, mình sẽ đượcnhận một tấm thẻ, kiểu như thẻ ATM, luôn mang theo người. Lúc mình "thăng",chồng mình hoặc những người bên cạnh sẽ liên lạc với bệnh viện theo số điệnthoại ghi trên tấm thẻ. Việc lấy giác mạc từ người chết sẽ được tiến hành ngaysau đó". Tuy nhiên, những hình dung đơn giản trên của Kim Oanh về thủ tục đốivới người hiến tạng lại nảy sinh nhiều phức tạp trong thực tế.

 “Khócròng” vì những lý do ẩm ương

Ngày 5/10/2010, PV đứng trướccửa Văn phòng Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt TW) với cảm giác thật dễ chịu khi đọcđược dòng chữ đầy thiện ý: "Không cần gõ cửa, xin mời vào". Bước vào phòng, tôingồi chờ Phó giám đốc Ngân hàng Mắt, bác sỹ Nguyễn Hữu  Hoàng, điền thông tin đăng ký chờ ghép giác mạc cho chị Võ Thị Ngọc Thanh, đếntừ Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Trả lời xong các thông tin về tên, tuổi, địachỉ, số điện thoại liên hệ, coi như chị Thanh đã hoàn thành bản đăng ký củamình. Tuy nhiên, không biết đến bao giờ chị Thanh mới đến lượt được ghép giácmạc, bởi vì theo bác sỹ Hữu Hoàng, danh sách bệnh nhân như chị Thanh đã lên đếncon số 300 ngàn!

Hi vọng dường như vẫn tràn trề với chị Thanh, chị kể: "Tôicó một người bà con đang hấp hối trong một bệnh viện ở Hà Nội". Chị Thanhtin là người ấy sẽ hiến giác mạc cho chị, nhưng đang băn khoăn, liệu quãng đường từ Côn Đảo ra Hà Nội có quá dài, quá mất thời gian để chị kịp được ghépgiác mạc khi người ấy qua đời? "Giác mạc lấy xong có thể bảo quản trong vòng 14ngày", câu trả lời của Phó giám đốc Ngân hàng Mắt đã tiếp thêm rất nhiều hi vọngđược lấy lại thị lực của chị Thanh.

Khi tiếp nhận những câu hỏi mà PV chuyển tải từ nguyện ước của Bùi Kim Oanh,khuôn mặt bác sỹ Hoàng - Phó Giám đốc Ngân hàng Mắt dường như không có sự biếnđổi về cảm xúc. Kể cả khi đặt vấn đề được đăng ký hiến giác mạc trực tiếp tạivăn phòng Ngân hàng Mắt, PV vẫn không nhìn thấy sự mừng vui như mình từng hìnhdung.

Giải thích cho sự bình tĩnh đếnmức ngạc nhiên của mình trước mỗi thông tin liên quan đến người tình nguyện hiếngiác mạc, bác sỹ Nguyễn Hữu Hoàng nói: "Chúng tôi đã từng phóng xe như bayđến nơi có người vừa qua đời tình nguyện hiến giác mạc. Kết quả: đi tay trắng,về trắng tay! " Và anh gọi đó là "tai nạn nghề nghiệp".

Bác sỹ Hoàng kể: "Một lần,Ngân hàng Mắt nhận được điện thoại báo tin người tình nguyện hiến giác mạc vừaqua đời. Đó là trường hợp bà nội hiến cho cháu. Khi làm thủ tục, các con đồng ýhết rồi, kỹ thuật viên đang chuẩn bị dụng cụ thì có một người cháu (gọi ngườiquá cố là bà) vác dao xông tới ngáng đường. Người này dọa: "Ai lấy giác mạc củabà thì chém chết! ". Giả dụ cả gia đình trói người này lại, chúng tôi cũng khônglấy nữa. Mình vô thần vô thánh nhưng dù sao, đây cũng là vấn đề tâm linh. Mìnhlàm việc thiện thôi nhưng người ta không chấp nhận thì mình không cố để làm. Cốtình lấy mà không được sự đồng thuận  tuyệt đối thì hậu quảđể lại là họ hàng sẽ sứt mẻ về mặt tình cảm. Bà là bà chung, mẹ là mẹ chung. Chỉtiếc rằng cháu của người đã khuất đang cần ghép giác mạc sẽ bị mất cơ hội đượcphục hồi thị lực. Họ lại phải nằm trong danh sách bệnh nhân chờ được hiến giácmạc, không biết đến bao giờ mới đến lượt".

Lại nói về những thắc mắc chưacó lời đáp của Bùi Kim Oanh. Bây giờ Kim Oanh đồng ý, chồng Kim Oanh đồng ý,nhưng liệu khi Kim Oanh qua đời, nguyện ước của Kim Oanh có thành hiện thực, nếunhư con của cô phản đối? Một tờ giấy đăng ký hiến giác mạc của cô gái chưa đến30 tuổi không phải là điều kiện cần và đủ để những người như bác sỹ Hữu Hoàng cóthể thực hiện việc lấy ghép tạng khi đến đúng thời điểm.

Bác sỹ Hoàng nói: "Chúng tôi đãxác định những khó khăn này ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Mắt. Công tác tuyêntruyền cũng được thực hiện qua nhiều kênh (Hội Chữ thập đỏ, linh mục tại địaphương, những người tình nguyện...), người đăng ký hiến không ngừng tăng. Tuynhiên, trong hoàn cảnh tang gia bối rối, thân nhân của người quá cố rất dễ bịkích động. Các thủ tục xong xuôi hết rồi, chỉ cần một ông nói vài câu bâng quơthôi, kiểu như "hiến làm cái gì?", cũng có thể tiêu tan mọi nỗ lực".

Theo bác sỹ Hoàng, tai nạn nghềnghiệp như trường hợp kể trên cũng không nhiều, vì lấy giác mạc là một thủ thuậtđơn giản so với các trường hợp khác, và không làm thay đổi về mặt thẩm mỹ củangười đã khuất (chỉ lấy một lớp màng mỏng như tấm kính trong mắt). Việc lấy giácmạc được mở rộng tối đa về mặt đối tượng: không phân biệt giới tính, độ tuổi,dòng máu (trừ những người bị bệnh truyền nhiễm như HIV /AIDS, viêm gan B, C).Một giác mạc được hiến có thể đem lại nguồn sáng cho 2 bệnh nhân.

Đến lúc này, dường như tôi đãphần nào hiểu được sự im lặng đến mức đáng ngạc nhiên sau trường hợp đăng kýhiến giác mạc của Bùi Kim Oanh.  

Kỳ II: Những cái chết tức tưởi vì người thân

Nếu như ở Bệnh viện Mắt TW, các ông bố, bà mẹ khóc lóc vật vã xin được hiến giác mạc cho con mà không được phép (việc lấy giác mạc ở Việt Nam chỉ  thực hiện khi người tình nguyện hiến qua đời) thì ở Bệnh viện Nhi TW, không ít bậc phụ huynh từ chối hiến một phần cơ thể để cứu đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Người ngoài cuộc nhìn thấy cảnh đó cũng phải thốt lên đầy kinh hãi: Thật tàn bạo.

 

Theo Ngọc Lan- Tiến Dũng
Đời sống pháp luật



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.