Đành gửi con “chui”

Bà Dung khẳng định vấn đề nhà trẻ cho con CN đang là chuyện bức xúc mà HĐND tỉnh rất quan tâm. “Bản thân tôi tham gia đoàn giám sát các điểm giữ trẻ quanh các KCN ở Dĩ An, Thuận An. Tôi  tận mắt thấy cảnh hơn 30 trẻ con của CN bị nuôi nhốt trong một nhà bếp; ngay cả chuồng nuôi heo người ta cũng sửa thành chỗ giữ trẻ. Thật quá bức xúc”.

Do có quá nhiềukhó khăn, bất cập khi gửi con vào nhà trẻ công lập khiến công nhân phải nhắmmắt đưa con vào những điểm giữ trẻ tư nhân thiếu an toàn - Bắt khẩn cấp bảomẫu Trần Thị Phụng.

Ngày 25-11,chúng tôi trở lại khu nhà trọ để gặp vợ chồng công nhân (CN) Hồ Minh Lực– Nguyễn Thị Khanh cùng bé Ngân. Cả hai vợ chồng ngồi thu lu, buồn thiutrong góc phòng trọ. Chị Khanh nói: “Vợ chồng tôi lo quá, không biết rồiđây sẽ gửi con ở đâu. Trường mầm non gần đây họ không chịu nhận!”. Nỗilo của chị Khanh cũng là nỗi lo của hàng trăm ngàn CN có con nhỏ đanglàm việc tại Bình Dương.

Chuồng heo biến thành nhà trẻ!

“Trước đây,tôi từng sửng sốt khi xem cảnh bảo mẫu ở Đồng Nai tát trẻ. Tôi không ngờchuyện này lại tiếp diễn ngay tại Bình Dương”. Bà Mai Thị Dung, Ủy viênThường trực HĐND tỉnh kiêm Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh BìnhDương, nói như vậy với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 25-11.

Bà Dung khẳngđịnh vấn đề nhà trẻ cho con CN đang là chuyện bức xúc mà HĐND tỉnh rấtquan tâm. “Bản thân tôi tham gia đoàn giám sát các điểm giữ trẻ quanhcác KCN ở Dĩ An, Thuận An. Tôi  tận mắt thấy cảnh hơn 30 trẻ con của CNbị nuôi nhốt trong một nhà bếp; ngay cả chuồng nuôi heo người ta cũngsửa thành chỗ giữ trẻ. Thật quá bức xúc”.

Đành gửi con “chui”
Mẹ bé Ngân vẫn còn bàng hoàng trước thông tin con mình bị hành hạ dã man

Số điểm giữtrẻ tự phát hiện nay ở Bình Dương gần như không thể thống kê nổi. Khôngcần đến những huyện vùng ven của tỉnh, phóng viên Báo Người Lao Động dạoquanh một khu trọ của CN gần KCN Đại Đăng, ngay tại trung tâm thị xã ThủDầu Một, cũng phát hiện khá nhiều điểm giữ trẻ tại gia. Mỗi hộ nhận giữ5-10 trẻ, với giá 400.000 - 500.000 đồng/tháng.

Lý giải việcgửi con vào một điểm giữ trẻ “chui” tại thị xã Thủ Dầu Một, chị NguyễnThị Nga, CN KCN Đại Đăng, nói: “Gửi vào công lập tốn tiền nhiều là mộtchuyện nhưng cốt yếu là họ không cho gửi vì mình tăng ca liên tục, khôngthể đón con đúng giờ. Người ta bảo đón vào khoảng 16-17 giờ nhưng mìnhtăng ca đến 21 giờ thì biết làm sao?”.

Theo bà Dung,số lao động nhập cư ở Bình Dương vào thời điểm này khoảng 700.000 người,hơn 60% số này là nữ. Trong đó, lượng nữ CN kết hôn, có con nhỏ là rấtlớn. CN ngày càng đông, trong khi các điểm giữ trẻ công lập không đápứng được nhu cầu nên CN đành phải gửi trẻ ở các điểm tư. Trong các điểmgiữ trẻ tư, số lượng những điểm giữ trẻ không phép hiện nay là rất lớn.

Muốn xây nhà nuôi giữ trẻ cũng khó

 

Ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Côngđoàn các KCN Bình Dương, cho biết tỉnh có 24 KCN với khoảng 200.000 CN.Trong đó phần lớn là nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo ông Nhân, khó khăn hiệnnay là quỹ đất quanh các KCN ở Bình Dương rất ít nên khó phát triển cáctrường mẫu giáo, nhà giữ trẻ chính quy.

Theo bà MaiThị Dung, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, KCN xin phép thành lậptrường nuôi dạy, giữ con của CN. Một số công ty, KCN đã làm được việcnày. Tuy nhiên số lượng như muối bỏ biển vì thủ tục, quy trình thành lậprất rườm rà. Không chỉ đòi hỏi về điều kiện vật chất mà còn đòi hỏi khắtkhe về trình độ sư phạm, nghiệp vụ nên các doanh nghiệp khó lòng đáp ứngyêu cầu.

Bà Mai ThịDung kiến nghị UBND tỉnh nên có giải pháp căn cơ để giải quyết bài toángiữ trẻ cho CN. “Công nhân đã dâng hiến sức trẻ cho sự tăng trưởng kinhtế của tỉnh, đổi lại tỉnh nên dành một khoản kinh phí lớn để xây dựngtrường, điểm giữ trẻ để CN yên tâm lao động và kêu  gọi xã hội hóa tronglĩnh vực này” - bà Dung nói.

Bà cũng nêuquan điểm: “Trong bối cảnh nhu cầu gửi con quá lớn của CN mà điểm đượccấp phép chưa đáp ứng thì việc mọc lên ngày càng nhiều điểm giữ trẻ tựphát với số lượng ít (5-10 bé) là cần thiết. Vấn đề là phường xã, thịtrấn phải tăng cường nhắc nhở, uốn nắn để các cơ sở này hoạt động đúngluật. Đặc biệt cần kiên quyết xử lý những hành vi làm nhục trẻ, gây ảnhhưởng sức khỏe trẻ”.

Trao đổi vớiphóng viên, thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương,cho biết cơ quan điều tra đang củng cố hồ sơ, xem xét  đề nghị khởi tốvụ án hành hạ trẻ ở huyện Thuận An.

Theo báo cáonhanh của Cơ quan Điều tra Công an huyện Thuận An, bà Phụng khai nhậntoàn bộ hành vi của mình. VKSND huyện Thuận An đã phê chuẩn lệnh bắtkhẩn cấp của Cơ quan Điều tra Công an huyện Thuận An đối với bà Phụng.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm

Đây là khẳng định của bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề

xã hội của Quốc hội, về vụ bạo hành ở nhà trẻ

 
- Phóng viên: Cảm giác và quan điểm của bà thế nào về clip cháu bé ở Bình Dương bị bạo hành một cách dã man?
 
- Bà Trương Thị Mai: Tôi đã xem toàn bộ clip về cháu bé bị hành hạ ở Bình Dương và nhớ lại một số vụ bạo hành trẻ em gần đây. cảm giác của tôi là hết sức bất bình và đau xót. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc Nhà nước vào cuộc mạnh mẽ hơn đối với một vấn đề lớn của xã hội này. Các bộ, ngành chức năng cần quy định cụ thể và giám sát chặt các tiêu chí mở lớp có được thực thi đúng không.
 
Vừa rồi khi sự việc xảy ra, chỉ thấy chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng ở cơ sở vào cuộc tích cực và có xử lý hình sự. Tuy nhiên, đây chỉ là xử lý những vụ việc đơn lẻ, như thế sẽ không giải quyết được tận gốc vấn nạn này.
 
Theo tôi, phải có cách nhìn chung ở góc độ Nhà nước và tăng cường trách nhiệm cao hơn. Đối với các bộ, ngành, phải xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Chính quyền địa phương phải rà soát toàn bộ các điểm giữ trẻ có phép và không phép trên địa bàn để làm sao ngăn chặn được tình trạng nhức nhối bạo hành trẻ em.
 
- Công nhân ở các KCN, KCX có nhu cầu gửi con rất lớn do phải làm tăng ca mà trường công lại không đáp ứng được?
 
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, các KCX, KCN phải tổ chức nơi giữ trẻ cho công nhân. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết KCN, KCX chỉ lo xây dựng nhà máy trước để sớm thu hồi vốn, có lời, còn việc làm nhà trẻ thường bị lãng quên. Việc không còn quỹ đất để làm nhà trẻ, cùng với chi phí vận hành các điểm giữ trẻ lớn nên doanh nghiệp “né”.
 
Hiện ở Bình Dương, Đồng Nai... có tới hàng trăm ngàn công nhân nhập cư, tạo nên sự phát triển cho cả vùng Đông Nam Bộ. Ngược lại, các địa phương này đã lo được gì cho công nhân? đây là câu hỏi lớn chưa trả lời được và còn nhiều trăn trở. Vấn đề này, tôi nghĩ cần phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
 

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, giám sát ở đâu?

- Cũng có địa phương quan tâm nhưng việc quản lý, giám sát ở nhiều địa phương chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Việc trẻ em bị bạo hành ở nhà trẻ, trước hết chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm.
 

Thế Dũng thực hiện

Theo NhưPhú
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.