Hơn 35% sinh viên Hà Nội ở trong KTX cao tầng mới

Phần lớn các tòa nhà ký túc xá dành cho sinh viên ở Hà Nội đều đã cũ, chủ yếu là nhà cao tầng đã được đưa vào sử dụng trên 15 năm, nhà cấp bốn hay nhà mái bằng một tầng. Chỉ 35,3% sinh viên được ở trong các khu nhà cao tầng mới

Phần lớn các tòa nhà ký túc xádành cho sinh viên ở Hà Nội đều đã cũ, chủ yếu là nhà cao tầng đã được đưa vàosử dụng trên 15 năm, nhà cấp bốn hay nhà mái bằng một tầng. Chỉ 35,3% sinh viênđược ở trong các khu nhà cao tầng mới.

Đó là kết quả đề tài khoa học sinh viên “Nhu cầu về mô hình nhà ở kí túc xá củasinh viên Hà Nội”, do nhóm 5 sinh viên K27 khoa Xã hội học, Học viện Báo chí vàTuyên truyền thực hiện từ cuối năm 2009 và được nghiệm thu đạt loại xuất sắc vàođầu tháng 8 này.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát hơn 430 sinh viên (SV) sống trong ký túc xá (KTX)của 7 trường ĐH và 2 làng SV ở Hà Nội, gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốcdân, ĐH Kiến trúc Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Học viện Báochí & Tuyên truyền, ĐH Sân khấu Điện ảnh, ĐH Dân lập Phương Đông, làng SVHacinco và khu KTX Thăng Long.

Theo nghiên cứu này, diện tíchphòng ở trung bình ở các KTX là 29,2m² và số lượng người trung bình là 8SV/phòng. Như vậy, diện tích bình quân là 3,65m²/người (gần đạt tiêu chuẩn quyđịnh mức diện tích tối thiểu của Bộ Xây dựng là 4m²/SV).

85,6% SV cho biết có điện đủsáng; 72,5% có đủ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, 14,1% phải chịu tình trạng mất điệnthường xuyên và 32,6% thường xuyên mất nước.

Về diện tích phụ, 84,1% SV đượcsử dụng buồng vệ sinh khép kín với diện tích trung bình là 6,6m². Công trình phụtrong phòng ở KTX của SV hiện nay được trang bị khá hiện đại. Thậm chí có tới41,0% phòng ở được trang bị bệ cầu bệt và 23% có bình nóng lạnh.

Chỉ 20% - 30% SV được ở KTX

ĐH Sư phạm Hà Nội có khoảng 10.000 SV thì 2.500 SV được ở trong KTX (25%). ĐH Bách khoa Hà Nội có hơn 20.000 SV, khoảng 5.000 SV (25%) được ở KTX; ĐH Kinh tế Quốc dân mỗi năm tuyển sinh khoảng hơn 4.000 SV nhưng chỉ có gần 1.000 chỗ ở trong KTX (25%). Cũng chung tình trạng này, KTX Mễ Trì thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ có 2.000 chỗ ở trong khi chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường ĐH thành viên là hơn 6.000 SV (33%)…

Theo thống kê mà Bộ Xây dựng công bố cuối năm 2009, nước ta có khoảng 400 trường ĐH, CĐ và khoảng 300 trường trung học chuyên nghiệp, với khoảng 3 triệu SV đang theo học tại các trường. Trong đó, khoảng 20%-30% SV được đáp ứng nhu cầu về chỗ ở KTX.
 

Về khu vực phơi quần áo, nhiều tòa nhà KTX cũđược xây dựng trước đây ở hầu hết các trườngđược khảo sát đều không thiết kế ban công phíasau nên SV phải căng dây, phơi quần áo ra mặttiền trước phòng. Điều này gây mất mĩ quan chocả khu KTX. Nhiều KTX mới (như KTX Thăng Long)có ban công bên cạnh hoặc đằng sau nhưng diệntích nhỏ, chưa đến 4m2, nên việc phơi quần áorất khó khăn.

Hầu hết các SV đều lựa chọn hìnhthức ăn ở nhà ăn căng tin hoặc ăn ở bên ngoài. 14,2% sinh viên vẫn thường xuyêntự nấu ăn tại phòng ở.

Mặc dù 37,1% SV hiện vẫn thườngxuyên ăn uống tại căng tin nhưng các ý kiến đều cho rằng căng tin không đáp ứngđược nhu cầu của SV. Theo phản ánh của nhiều SV, giá cả tăng lên nhanh chóng, SVphải ăn bên ngoài KTX mới có thể có đủ tiền ăn cho cả tháng.

Về mô hình quản lý SV nội trú của nhà trường, 14,9% SV cho rằng nội quy, quyđịnh của KTX chưa phù hợp như: không được nấu ăn, đun nước trong phòng; khôngcho người thân, bạn bè vào thăm; thời gian đóng cửa quá sớm (22h30) nên gây bấttiện cho những SV phải đi, đi làm tối; không cho lắp mạng Internet…

Một số loại hình phục vụ giải trí, rèn luyện thể chất cho SV còn thiếu thốn ởkhá nhiều khu vực KTX. Chỉ một nửa KTX có sân bãi luyện tập thể thao, còn phòngtập đa năng chỉ xuất hiện ở 18,7% KTX.

Theo Hà Linh - PhươngThảo
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.