Lò gạch: Sát thủ giấu mặt

Đến một lò gạch đang ùn ùn nhả khói của cơ sở T.T ở xã Khánh Bình huyện Tân Uyên, chúng tôi nao lòng khi chứng kiến cảnh một người mẹ trẻ quần áo nhuốm tro bụi đang còng lưng đẩy xe gạch nặng trĩu. Trên chiếc xe ba gác, đứa bé chừng 2 tuổi, con chị, vừa mếu máo khóc vừa dụi mắt liên tục vì khói

Sức khỏe côngnhân và người dân xung quanh bị đe dọa; ruộng vườn, cây cối không thể làmđòng, kết trái vì khói bụi từ các lò gạch thủ công nhan nhản ở Bình Dương vàĐBSCL.

Chỉ còn hơn một thángnữa là đến ngày 31-12, thời hạn các lò gạch thủ công ở Bình Dương phải ngưnghoạt động hoặc chuyển sang công nghệ tuynel thân thiện với môi trường theoquyết định của UBND tỉnh. Thế nhưng, tại huyện Tân Uyên, nơi tập trung gần200 cơ sở sản xuất gạch thủ công, hàng trăm miệng lò vẫn đua nhau xả khóiđen kịt trời.

Sống chung với khói bụi

Dọc con đường nhựa dài khoảng 10 km nối thị trấn Thái Hòa với thị trấnUyên Hưng - huyện Tân Uyên, gần 100 lò gạch nằm lúp xúp nối tiếp nhau.Ông Nguyễn Văn Công, một người dân ngụ trong khu vực, ngao ngán: "Tôikhông hút thuốc nhưng hít khói lò gạch cũng tức ngực ghê gớm. Vừa rồilên TPHCM khám, bác sĩ bảo phổi tôi đã bị nám".

Lò gạch: Sát thủ giấu mặt
Các lò gạch thủ công đua nhau xả khói bụi ở xã Nhơn Mỹ, huyện chợ Mới - An Giang. Ảnh: QUỐC DŨNG

Đến một lò gạch đang ùn ùn nhả khói của cơ sở T.T ở xã Khánh Bình -huyện Tân Uyên, chúng tôi nao lòng khi chứng kiến cảnh một người mẹ trẻquần áo nhuốm tro bụi đang còng lưng đẩy xe gạch nặng trĩu. Trên chiếcxe ba gác, đứa bé chừng 2 tuổi, con chị, vừa mếu máo khóc vừa dụi mắtliên tục vì khói. Tại lò gạch thủ công này, chúng tôi còn thấy 2 cậu béchừng 14-15 tuổi đẩy gạch trong khói bụi mịt mù, liên tục ho sặc sụa.Khi chúng tôi hỏi chuyện, 2 cậu cứ tìm cách lảng tránh.

Phần lớn những công nhân tại các lò gạch ở Tân Uyên đều quê miền Tây. Họsống trong những phòng trọ ọp ẹp được chủ xây sát lò gạch. Chứng kiếnkhoảng 30 công nhân ăn ở trong dãy phòng trọ ngay xưởng gạch của một lòthủ công tại xã Khánh Bình, chúng tôi không khỏi lo lắng bởi hiểm họangộ độc như ở một lò gạch ngoại thành Hà Nội làm chết 3 người mới đây cóthể xảy ra bất cứ lúc nào. Chị Thạch Thị Dân, quê Trà Vinh, cho biết:"Ngủ dậy, tôi cứ thấy nhức đầu, ê ẩm mình mẩy. Biết độc hại nhưng khônglàm nghề này thì không biết lấy gì sống". Bốc vác gạch quần quật cảtháng, chị Dân cũng chỉ kiếm chưa tới 1,5 triệu đồng. Ấy vậy mà lò gạchnày đã thu hút hơn 10 người cùng quê chị đến làm công.

Theo ông Lê Thanh Tùng, chủ một cơ sở sản xuất gạch ở xã Khánh Bình, mộtmẻ gạch khoảng 50.000 viên phải dùng bột cưa hoặc củi nung liên tục hơn40 giờ mới xong. Hàng trăm lò gạch ở Tân Uyên liên tục nung ngày đêm nênngười dân cứ phải sống trong khói bụi mờ mịt.

Bán đất, tìm nơi khác làm ăn

Chiếc đò vừa cặp bờ Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới - An Giang, hành khách bị mộtphen nhốn nháo vì những đám khói dày đặc  từ hàngchục lò gạch quất vào mặt. Anh lái đò thản nhiên: "Người lần đầu đến đâythấy vậy chứ các lò gạch này hoạt động quanh năm, người dân địa phươngsống chung với khói bụi triền miên nên quen rồi". Xã Nhơn Mỹ có 260 cơsở sản xuất gạch ngói với khoảng 500 lò nung thủ công. Đây là địa phươngcó số lò gạch thủ công lớn nhất nhì An Giang (toàn tỉnh có 1.678 lò),thu hút khoảng 700 lao động địa phương.

Lò gạch: Sát thủ giấu mặt
Một nữ công nhân vừa giữ con vừa làm việc tại một lò gạch thủ công mờ mịt khói bụi ở Tân Uyên - Bình Dương. Ảnh: NHƯ PHÚ

Vừa theo chân các công nhân vào một lò gạch, chúng tôi đã ngộp thở bởikhí nóng hừng hực xộc ra. Cạnh một lò nung đỏ lừ lửa, gần 10 công nhânđang hì hục khuân gạch. Mặt mày, tay chân họ lấm lem tro bụi nhưng khôngai mang  khẩu trang. Một nữ công nhân giải thích: "Lònóng bức, ngột ngạt lắm, lại cõng gạch mệt không kịp thở nên tụi tôichẳng đeo khẩu trang làm gì!". Cực nhọc, chịu độc hại nhất là những côngnhân xếp gạch trong bụng lò. Công việc này vừa nặng vừa luôn tiếp xúcnhiều với tro bụi nên thù lao cũng khá cao, khoảng 15.000 đồng/1.000viên gạch. Thợ đốt lò cũng vất vả không kém vì ngày đêm hít thở khóibụi. "Tuy nhiên, rất ít người chịu làm những công việc này vì dễ mắcbệnh" - một công nhân tiết lộ.

Một chủ cơ sở sản xuất gạch tại Bình Mỹ cho biết một mẻ nung 100.000viên gạch trong vòng 7 ngày đêm phải đốt khoảng 1.000 gánh trấu. Khóicuồn cuộn thoát ra mang theo bụi tro lên không trung rồi rớt xuống nhàcửa, ruộng vườn xung quanh của người dân. "Cây cối gần các lò gạch bịbụi bám trắng xóa, trơ trụi, cằn cỗi, không thể trổ hoa, kết trái; lúacũng không thể làm đòng nên nhiều người đã phải bán đất cho chủ lò đểtìm nơi khác làm ăn" – ông Mười Thum, một người dân Bình Mỹ, quả quyết.

Tại Đồng Tháp, xã An Hiệp ở huyện Châu Thành cũng là địa phương có nhiềulò gạch thủ công trong tỉnh với khoảng 200 lò. Đứng bên Quốc lộ 80 nhìnqua cù lao thuộc xã An Hiệp, chúng tôi thấy lò gạch chi chít, xả khóiđen nghịt cả một vùng. Ông Nguyễn Văn Hơn, người dân sống ven Quốc lộ80, bức xúc: "Dù cách một con sông khá lớn nhưng gió cứ thổi tạt nhữngđám khói độc hại từ các lò gạch này sang khu dân cư. Chúng tôi phải khổsở, chấp nhận sống chung với cảnh mịt mù này hàng chục năm qua. Lo nhấtlà tụi nhỏ, suốt ngày hít thở không khí ô nhiễm rồi bệnh tình không biếtđâu mà lường".
 

Không đạt chỉ tiêu khí thải

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường An Giang, hầu hết lò gạch thủ công ở tỉnh đều không đạt các chỉ tiêu về khí thải, gây ô nhiễm môi trường. Bác sĩ Võ Huy Danh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng An Giang, cho biết trong khí thải từ các lò gạch thủ công có một lượng rất lớn CO2, loại khí có nguy cơ gây ngộ độc rất cao.
 
Tỉnh An Giang đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế hoạt động và sẽ ngừng hẳn các lò nung thủ công vào năm 2012. Trong đó, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề cho các cơ sở hoặc chuyển đổi công nghệ nung tiên tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 

Theo  NhưPhú - Quốc Dũng
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.