Vedan lại "cò kè" mức bồi thường

Hơn 32 tỉ đồng là con số cuối cùng mà UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) đưa ra đòi Vedan phải bồi thường cho người nông dân. Trong khi đó, Vedan cho rằng mức bồi thường hợp lý là hơn 12 tỉ đồng.

Hơn 32 tỉ đồng là con sốcuối cùng mà UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) đưa ra đòi Vedan phải bồi thườngcho người nông dân. Trong khi đó, Vedan cho rằng mức bồi thường hợp lý làhơn 12 tỉ đồng.

Như vậy "tranh cãi" về mức bồi thường cho nôngdân huyện Cần Giờ về những thiệt hại do việc gây ô nhiễm môi trường củaVedan vẫn chưa ngã ngũ sau buổi họp sáng nay (20.7) giữa Công ty Vedan VNvới Hội Nông dân TP.HCM và UBND huyện Cần Giờ.

Vedan lại "cò kè" mức bồi thường
Người dân đang chờ Vedan bồi thường cho những thiệt hại do họ gây ra - Ảnh: Nguyễn Long

Vedan "nâng giá" lên12 tỉ

Mặc dù cho rằng hoạt động ởVN thì phải tuân thủ pháp luật VN và nhìn nhận "việc ra tòa sẽ tốn rất nhiềuthời gian và thiệt hại cho cả hai bên (Vedan và nông dân huyện Cần Giờ - PV)nên chúng tôi muốn có thỏa thuận hợp lý", nhưng Vedan vẫn không chấp nhậncách tính thiệt hại do Viện Môi trường - Tài nguyên đưa ra, được Hội Nôngdân TP.HCM và UBND huyện Cần Giờ chấp nhận.

Trong buổi họp, Vedan vẫn"trả giá" về mức độ ô nhiễm mà mình đã "đóng góp" vào sông Thị Vải và mứcphí bồi thường cho nông dân huyện Cần Giờ.

Ông Đoàn Văn Sơn - Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ

"Chúng tôi không cần ai phải hướng dẫn hay khuyến cáo chúng tôi về vấn đề kiện Vedan ra tòa vì chúng tôi biết rất rõ là chúng tôi sẽ gặp khó khăn cũng như Công ty Vedan cũng gặp khó khăn nếu gặp nhau tại tòa. Ở đây chúng tôi muốn nói đến uy tín, trách nhiệm và đạo đức của một doanh nghiệp. Chúng ta làm việc với nhau, thảo luận với nhau trên tinh thần trách nhiệm. Nếu chúng ta không thỏa thuận được thì chúng ta sẽ phải đi đến tòa. Tất nhiên pháp luật sẽ có những cơ sở để giải quyết vụ việc."

Theo đó, Vedan chỉ chịu bồithường 7 tỉ đồng. Cho đến khi ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dânTP.HCM yêu cầu: "Đây là cuộc họp theo đề nghị của Vedan, chúng tôi gặp gỡtrên tinh thần thiện chí và để đi đến một thỏa thuận hợp lý nhưng nếu Vedancứ khăng khăng như vậy thì cuộc họp có thể kết thúc ngay tại đây và không cóthỏa thuận nào nữa. Chúng tôi sẽ khởi kiện", thì Vedan mới xin cho chuyêngia của mình được trình bày các số liệu và cách tính chi phí bồi thường.

Vedan cho rằng, nếu tính dunghòa theo các số liệu thiệt hại ô nhiễm do Viện Môi trường - Tài nguyên đưara thì cao nhất Vedan chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cho nông dân huyện CầnGiờ khoản tiền là hơn 17 tỉ đồng. "Nhưng đây là mức cũng không hợp lý màchúng tôi cho rằng mức bồi thường 12 tỉ đồng là hợp lý hơn", chuyên gia củaVedan phân tích.

-"Nếu lấy số năm gây thiệt hạilà 14 năm thì con số thiệt hại chúng tôi tính ra là 12,655 tỉ đồng và mongmuốn đạt được thỏa thuận ở mức bồi thường này", bên phía Vedan nói thêm.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phótrưởng phòng Quản lý tài nguyên, Viện Môi trường - Tài nguyên nhấn mạnh mộtlần nữa: "2.123 hecta là diện tích ảnh hưởng ô nhiễm gây thiệt hại cho nhândân huyện Cần Giờ trong 14 năm. Trong tính toán ở đây, phía người nông dânhuyện Cần Giờ đã bỏ qua những thiệt hại mà lẽ ra Vedan cũng phải bồi thường.Đó là những ảnh hưởng gây ra với môi trường, sức khỏe và đời sống sinh hoạtcủa người dân nơi đây”.

Ông Hùng cũng dẫn chứng, cómột cách khác để tính thiệt hại là “Thực hiện theo cách nếu lấy chi phíVedan đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn trong suốt 14năm thì phải mất bao nhiêu tiền. Từ đó so sánh con số thiệt hại mà chúng tôiđưa ra xem tương đương không. Được biết, sau khi bị phát hiện xả nước thải,Vedan buộc phải xây hệ thống xử lý nước và số tiền đầu tư thôi đã lên đến 31triệu USD”.

“Còn nếu tính theo mức độ"đóng góp" ô nhiễm thì Vedan chịu trách nhiệm 93% mức ô nhiễm của sông ThịVải”, ông Hùng khẳng định thêm trước sự “trả giá” của Vedan.

32 tỉ là mức cuốicùng

Ông Đoàn Văn Sơn, Phó chủtịch UBND huyện Cần Giờ khẳng định, không thống nhất với cách tính diện tíchmặt nước bị ảnh hưởng cũng như cách xác định vùng L (vùng ô nhiễm) củaVedan.

Vedan lại "cò kè" mức bồi thường
Ngư dân đánh bắt phía sau nhà máy sản xuất của Công ty Vedan - Ảnh: Hoàng Tuấn

Về việc xác định mật độ loàicá và giá sản phẩm bình quân, ông Sơn bức xúc: “Vedan tính mật độ loài cáquá thấp, thấp đến mức không thể tin nổi khi với cách tính đó thì trong 1tháng mỗi ngư dân Cần Giờ chỉ đánh bắt được… 2kg cá. Trong khi đó, trên thựctế, sản lượng cá bình quân ngư dân xã Thạnh An đánh bắt được mỗi năm (tínhtrong năm 2009 - 2010) là hơn 4.000 tấn. Đó là trong điều kiện môi trườngsông Thị Vải vẫn chưa phục hồi như trước khi Vedan xả thải”.

Vì vậy, ông Sơn yêu cầu Vedanphải tính lại tổng diện tích mặt nước ô nhiễm là 1.968,52 hecta (trong đóvùng M - vùng ô nhiễm nghiêm trọng là 868,08 hecta và vùng L - vùng ô nhiễmlà 1.100,44 hecta); mật độ loài cá là 77,72 tấn/km2

(trong khi đó Vedan chỉ chịuthừa nhận diện tích ảnh hưởng do xả thải không bình thường của công tynày đối với huyện Cần Giờ là 651,58 hecta).

Về giá cá bình quân, ông Sơncho biết có thể chấp nhận lấy bình quân giữa giá của Viện Môi trường - Tàinguyên (50.000 đồng/kg) và giá của Vedan đưa ra (21.000 đồng/kg) là 45.000đồng/kg.

Như vậy, mức thiệt hại màVedan phải bồi thường cho người nông dân Cần Giờ là hơn 32 tỉ đồng gồm cảđánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là con số cuối cùng của UBND huyện CầnGiờ.

Trước những thông tin do Phóchủ tịch UBND huyện Cần Giờ đưa ra, Vedan cho rằng lần đầu tiên được biếtnhững số liệu trên và “mong có thời gian để ngồi lại với nhau nhằm xác địnhsố liệu”.

Trước thái độ “câu giờ” củaVedan, ông Sơn kiên quyết: “Tối đa không quá ba ngày để Vedan và huyện CầnGiờ bàn thảo thêm và địa điểm làm việc phải là ở huyện Cần Giờ để gút lạilần cuối”.

Theo Nguyễn Mi
Thanh Niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.