Chị em siết chặt thêm hầu bao khi giá cả lại nhảy cóc

Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng được 1214 triệu, lại phải trả tiền thuê nhà 2 triệu đồng và nuôi cô con gái 3 tuổi nên chị Dịu (Doãn Kế Thiện, Hà Nội) phải tính toán chi ly mới "sống qua thời bão giá".

Vài tuần nay,giá nhiều loại thực phẩm như thịt, cá tiếp tục tăng mạnh khiến nhiều bà nộitrợ xót xa. Ngay cả những người "tiêu hoang" trước đây cũng bắt đầu phảithắt chặt chi tiêu, như mua hàng tại chợ đầu mối, giảm ăn thịt cá, tăng đậurau, mang cơm hộp...

Thu nhập mỗitháng của hai vợ chồng được 12-14 triệu, lại phải trả tiền thuê nhà 2 triệuđồng và nuôi cô con gái 3 tuổi nên chị Dịu (Doãn Kế Thiện, Hà Nội) phải tínhtoán chi ly mới "sống qua thời bão giá".

Chị Dịu chobiết, kể từ sau Tết, khi giá cả các loại thực phẩm bắt đầu tăng, thay vìngày ngày đi chợ cóc gần nhà, chị chịu khó dậy sớm đến chợ đầu mối Mai Dịch(Từ Liêm) mua đồ cho rẻ. "Một bó mồng tơi to đùng ở đây chỉ bán 2.500-3.000 đồng, trong khi chợ gần nhà mớ bé bằng một nửa mà giá đắt hơn. Một kgrau su su tại đây cũng chỉ 10.000 đồng nhưng nếu mua ở hàng bán lẻ thì phảigấp đôi", chị Dịu kể. Chị cho biết, thịt, cá mua ở chợ đầu mối cũng rẻhơn được 10-20 nghìn đồng một kg. 

Chị em siết chặt thêm hầu bao khi giá cả lại nhảy cóc

Ảnh minh họa (ảnh internet)

"Tất nhiênđi chợ này mình phải vất vả hơn vì chợ họp rất sớm, chỉ hơn 5 giờ sáng đãsắp tàn. Nhưng không sao, vì mình tính toán để một tuần chỉ cần đi chợ mộtlần vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật", chị Dịu cho biết.

Để tránh cáckhoản phát sinh không đáng, chị thường lên thực đơn sẵn cho tuần, rồi ghi ragiấy những thứ cần mua. "Tiền chợ mỗi ngày của nhà mình là 60 nghìn nênkhi đi chợ cho cả tuần mình chỉ mang đúng 420 nghìn. Các loại thịt, cá muavề được sơ chế rồi cất vào ngăn đá, rau, củ nhặt sạch, cho vào tủ, đầu tuầnthì ăn rau có lá còn cuối tuần ăn củ quả... nên không sợ hỏng", chị Dịuchia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết, mỗi tháng đi chợ kiểu này chị dư được hơnmột triệu so với bình thường.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây,ngay cả ở chợ đầu mối, giá các loại thịt, nhất là thịt lợn tăng mạnh, nênmỗi tuần chị phải tăng thêm 100 nghìn đồng mới đủ mua đồ ăn."Lâu lắm rồi mình cũng không dám mua thịt bò hay thịt gà ta vì giácao quá, chỉ chọn những loại "bình dân" như tôm đồng cỡ nhỏ, cá diếc, cáthầu dầu...", chị nói.

Thu nhập khácao, tính lại thoáng, nên từ trước tới nay chị Dung (Nghĩa Đô, Hà Nội)thường không bao giờ hỏi giá hay mặc cả khi đi chợ, mà thích gì nhặt nấy rồitrả tiền luôn. Thế nhưng, mấy tuần lại đây, khi mua thực phẩm, thấy số tiềnbỏ ra nhiều hơn mà mua được lượng và "chất" không bằng trước, chị thấy xótxa và lên kế hoạch thắt chặt chi tiêu. "Giờ mua gì cũng phải khảo giátrước, tránh xa các món "ghiền" mà trước đây tuần nào cũng ăn là cua bể, cáhồi vì quá... hao ví", chị Dung kể.

Cũng khoảngtháng nay, sáng sáng, cả hai vợ chồng chị đều xách cơm hộp tới cơ quan ăntrưa. "Ở cơ quan mình mọi người đều làm vậy nên mình thì không sao. Cònông xã ban đầu cũng hơi ngại nhưng sau phần vì không chịu nổi "nhiệt" ănquán (suất ít nhất cũng 30 nghìn), lại có nhiều nam đồng nghiệp cùng mangcơm nên giờ thành thói quen rồi", chị Dung kể.

Không chỉ thế,để hạn chế "bệnh" mua sắm của mình, chị Dung còn đặt chỉ tiêu mỗi tháng chỉchi một triệu đồng cho khoản shopping. "Tính ra tiền mua bán linh tinhtốn gấp mấy lần chi tiêu ăn uống. Hồi trước mình hứng là mua, có khi mộttháng mấy đôi giày, vài cái váy của mẹ, của con, rồi đồ cho chồng... Giờ thìphải hạn chế, chỉ mua trong đúng khoản quy định, dù có thích món đồ nào lắmcũng đành nhịn", chị nói.

Bên cạnh hạn chế chi tiêu, nhu cầu mua sắm,nhiều người còn nghĩ cách tận dụng hết các đồ cũ trong nhà cho đỡ tốn tiềnmua mới.

"Nhà mình,áo may ô cũ của bố, váy liền cũ của mẹ cắt ra may quần cho con. Chậu cũ bịnứt cho con chơi đồ hàng, làm ô tô giả rồi mang đi trồng rau. Thùng sơn dùnghết để khô, bóc sạch sơn rồi làm cái đựng đồ khô. Thùng giấy, túi nilong cấtlại đựng rác dần. Quần áo cũ còn tốt thì thanh lý, hỏng rồi thì đem cắt hếtcúc cất đi rồi làm giẻ lau", một thành viên webtretho chia sẻtrong diễn đàn bàn về các mẹo tiết kiệm thời bão giá.

Cũng trong mụcnày, một thành viên khác cho biết, để hạn chế tiền xăng, vợ chồng chị cấtchiếc xe tay ga của vợ đi, chỉ dùng chiếc Dream của chồng và đi làm cùngnhau vì tiện đường. Cuối tuần, đại gia đình cũng hạn chế bày vẽ ăn uống linhđình mà chỉ chọn các món theo tiêu chí "Ngon - bổ - rẻ". Vừa tuần trước, đểđược dùng điện với giá thấp, anh chị đã xin bố mẹ cho tách hộ khẩu.

Theo lời thànhviên này, nhà chị cũng không bao giờ đem đổ thức ăn thừa đi. "Cơm ăn khônghết cất vào tủ lạnh rồi rang với trứng, rau. Tôm, thịt thừa băm nhỏ, thêm ítcà rốt, trứng, bột năng là có súp ăn hoặc nấu với mì...", chị kể.

Bên cạnh cắtgiảm chi tiêu, trước tình hình trượt giá hiện nay, nhiều gia đình có thunhập khá còn cố gắng tìm cách sinh lời cho số tiền dư.

Chị Thanh (khuđô thị Mỹ Đình, Sông Đà, Hà Nội) cho biết, dù cả hai vợ chồng chị đều có mứclương khá cao, nhưng hiện tại cũng không dám tiêu hoang hay đầu tư may rủimà cố gắng tích lũy để phòng bị cho tương lai.

"Khi cólương trả qua tài khoản, mình rút hết về, để riêng các khoản cần tiêu chotháng tiếp theo vào các phong bì (tiền học của con, tiền ăn cho cả nhà, tiềnsữa và quần áo...), rồi mua hai chỉ vàng, còn lại cho vào quỹ chung phòngkhi có việc cần gấp. Nếu có thêm các khoản "mềm" của hai vợ chồng sẽ dànhmua USD. Hai khoản vàng và đôla để riêng, không đụng tới. Ngoài ra, hằngngày, khi đi chợ về có tiền lẻ thì nhét vào lợn sứ, lâu lâu đập ra cũng đượckhoản kha khá", chị Thanh kể.

TheoMinh Thùy
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.