Trước kết hôn vợ mua nhà, sau kết hôn chồng đón bố mẹ về phụng dưỡng thì nhận được phản ứng này của vợ

Nếu con trai kết hôn, nhà cửa do bên thông gia mua, với tư cách là cha mẹ của đằng trai, có nên đến nhà con dâu để hưởng thụ tuổi già?

Tôi tin rằng bất kỳ phụ huynh nào tự nhận thức được, sẽ chọn không. Bởi vì nhà của con dâu mua, không giống như nhà của con trai. Dù cho có là nhà của con trai thì cũng cần phải rõ ràng.

Là cha mẹ, không nên vào nhà của con quá sớm. Nếu không, không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con trai mà còn làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu, đặc biệt là nhà này không phải do anh con trai tự mua hay có đóng góp nào đáng kể. Làm cha mẹ, khi không có khả năng mua nhà cho con trai, thì nên trân trọng sự đóng góp của bên nhà gái và cũng cố gắng tránh đến làm phiền.

Khi Giang lấy chồng, căn hộ sau hôn nhân hoàn toàn là do bố mẹ cô bỏ tiền mua. Nhưng vì thể diện của chồng, Giang thường nói với mọi người là nhà do hai vợ chồng cô cùng tích góp mua được. Giang vốn nghĩ đơn giản là làm đẹp mặt chồng, nhưng ai ngờ bố mẹ chồng ở quê lại vì việc này mà ồn ào, đi đâu cũng khoe con trai mình có bản lĩnh, mua được nhà ở thành phố lớn.

Với thói chuộng hư vinh của mẹ chồng, bạn đầu Giang không hề để ở trong lòng. Cô cho rằng chỉ cần mẹ chồng không đến đây sống, bà nói gì thì cứ nói, chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của hai vợ chồng. Giang không ngờ sau kết hôn được một năm, bố mẹ chồng bắt đầu làm đủ trò, hàng ngày truy hỏi Giang, nói rằng đợi cô có bầu một cái là họ sẽ đến để nấu cơm và phục vụ cho hai vợ chồng.

Giang nghĩ rằng mẹ chồng cô chỉ kiếm chuyện nói mà thôi và cô cũng không quá để tâm. Mãi cho đến khi cô mang thai, mẹ chồng bắt đầu liên tục dội bom. Không những ngày ngày gọi cho con trai khóc lóc đòi muốn đến để an dưỡng tuổi già, mà còn làm bộ làm tịch gọi cho Giang nói rằng sức khỏe không tốt, thường xuyên bị ốm và điều kiện y tế ở thành phố lớn tốt hơn, phù hợp hơn để cho bà dưỡng lão.

Chồng Giang lúc đầu còn phản đối, nhưng chịu không nổi sự quấy rầy dai dẳng của mẹ mình nên cuối cùng cũng mềm lòng và đưa bố mẹ lên sống chung. Sống được một thời gian, bố mẹ chồng hoàn toàn xem mình như chủ nhân của ngôi nhà. Đặc biệt là mẹ chồng, đối với tất cả mọi việc trong nhà đều chỉ tay chỉ chân, còn can thiệp vào chuyện của vợ chồng Giang.

Trước kết hôn vợ mua nhà, sau kết hôn chồng đón bố mẹ về phụng dưỡng thì nhận được phản ứng này của vợ-1

(Ảnh minh họa)

Bố mẹ chồng sống trong nhà được một tháng, Giang có chút không thể chịu đựng được. Cô bảo chồng đưa hai thông gia về quê, sức khỏe của cô tốt, không cần bố mẹ chồng phải chăm sóc, còn nếu không tốt, sẽ nhờ bố mẹ đẻ đến giúp chăm sóc chứ không muốn làm phiền bố mẹ chồng. Giang nói hết lời, chồng cô không bằng lòng để bố mẹ mình đi. Theo ý kiến ​​của anh, bố mẹ anh đã làm việc vất vả cả đời, bây giờ việc họ đến sống trong nhà của con trai mình là điều đương nhiên.

Sự phản đối của chồng khiến Giang rất bực mình. Nếu bố mẹ chồng không can thiệp vào cuộc sống của họ, không có thái độ chỉ tay năm ngón với cô, cô cũng không ngại giữ thể diện cho chồng và chấp nhận bố mẹ chồng. Nhưng bố mẹ chồng sau khi đến nhà luôn ra vẻ như chủ nhân, quản lý, quyết định mọi việc trong nhà, khiến cô thấy rất phản cảm. Giang nhịn không nổi mà nói với chồng: “Nhà của ai mua thì bố mẹ người ấy ở. Bố mẹ tôi cũng chưa từng đến sống, thì bố mẹ anh lại càng không có tư cách để ở đây”.

Bởi vì chuyện của bố mẹ chồng mà Giang và chồng bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh, không ai nhường ai. Chồng cô thấy những lời nói của vợ đã làm tổn thương lòng tự trọng của anh. Mặc dù nhà không phải do anh mua nhưng Giang không nên lúc nào cũng lấy những lời như vậy làm anh thất vọng và khiến anh trước mặt bố mẹ mình không biết giấu mặt mũi đi đâu.  Giang thì thậm chí còn cảm thấy tủi thân hơn, nhà do bố mẹ cô bỏ tiền ra mua, nhưng họ cũng chưa từng đến để hưởng phúc. Trong khi bố mẹ chồng một đồng cũng không bỏ ra, lại muốn đến cướp lấy vị trí này. Điều này khiến cho cô không thể chịu đựng nổi. 

Kêt

Bất kể là ai đã mua nhà, làm cha mẹ, nên suy nghĩ thật kỹ càng. Con trai lớn đã kết hôn, nghĩa là có gia đình nhỏ của riêng mình. Là cha mẹ, nếu con trai không thể giúp đỡ thì cũng không nên quấy rối và gây thêm phiền phức cho con cái.

Mặc dù con trai có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, nhưng ngay cả khi bản thân anh ta có đủ khả năng làm được điều này thì cha mẹ vẫn phải suy nghĩ thật kỹ đến cảm nhận của người con dâu. Dù sao thì những ngày tháng tiếp theo là của hai vợ chồng, cả hai bên cha mẹ đều không nên ép buộc họ về mặt đạo đức. Nếu không thì bản thân không những không thể hưởng thụ tuổi già, ngược lại còn phá hoại cuộc hôn nhân của con trai mình.

Theo Quỳnh Nga – Vietnamnet.vn


mẹ chồng - nàng dâu

ở rể


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.