Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc

“Chồng mình làm giảng viên nghệ thuật nên hôn lễ có sự tham dự của nhiều họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc và người thân hai bên, bạn bè của hai đứa", Lê Thương chia sẻ.

Nữ sinh viên khiến giảng viên say đắm

Những chuyện tình khác quốc tịch, cách biệt tuổi tác luôn có những sự thu hút nhất định. Cả hai như thế nào mà đến được với nhau, vượt qua rào cản về văn hóa, lối sống ra sao cũng là vấn đề khiến người ta tò mò.

Câu chuyện của người phụ nữ tên Lê Thương và chồng mình là Hạ Dĩ Dương khiến người ta phải xuýt xoa thật nhiều.

Thương sinh năm 1993, hiện là thạc sĩ năm cuối ngành thời trang tại Thượng Hải (Trung Quốc). Đồng thời cô cũng làm quản lý cho một công ty thời trang tại đây. Chồng cô hơn vợ 11 tuổi, là giảng viên môn Hình họa và sơn dầu tại một trường Đại học ở Thượng Hải.

Thương quen Dương khi anh là giảng viên môn hình họa của cô. Ngay lần đầu gặp mặt, thầy giáo đứng lớp họ Hạ khiến Thương bất ngờ vì đẹp trai, da trắng, môi đỏ, mặt vuông chữ điền lại có cả râu quai nón. Những điều ấy khiến Thương có ấn tượng rất tốt về giảng viên của mình.

Vì là thầy trò nên họ buộc có liên lạc của nhau để trao đổi chuyện học tập. Từ chuyện học hành, nộp bài tập ban đầu, dần dần, Dương có tình cảm với cô sinh viên ngoại quốc và bắt đầu tán tỉnh.

Thương nhớ lại: “Mất đến nửa năm mình mới chính thức nhận lời yêu anh ấy. Lúc đầu mình cũng không có ý định quen lâu dài vì anh vừa lạnh lùng vừa kiêu, ít nói, nghiêm khắc và giao bài tập về nhà quá nhiều”.

Trong khoảng thời gian Dương tán tỉnh Thương thì một đồng nghiệp khác của anh ở trường đại học cũng thích cô gái. Tuy nhiên, Thương chỉ coi người thầy kia là bạn. Nhưng biết điều đó, Dương lại càng tấn công mạnh mẽ hơn vì lúc ấy anh đã quá thích cô sinh viên xinh xắn này rồi.

“Điều mình rung động nhất ở anh ấy là sự chân thành. Anh thật thà, điềm đạm lắm. Ở bên anh lúc nào cũng có cảm giác an toàn, đầy sự tin tưởng”, Thương kể.

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-1

Đôi vợ chồng Lê Thương và Dĩ Dương.

Sau khi yêu nhau được 2 năm, Hạ Dĩ Dương cầu hôn Thương. Gia đình Thương ở Việt Nam khi biết con gái yêu và muốn cưới một chàng trai Thượng Hải thì phản đối khá nhiều. Họ sợ xa xôi, cách biệt về văn hóa và nhiều điều khác nữa. Thương biết những lo lắng của bố mẹ và quyết định dẫn Dương về Việt Nam.

Tiếp xúc dần dần với con rể, bố mẹ Thương cảm thấy hài lòng. Thương cùng Dương quyết định tổ chức một chuyến du lịch có cả bố mẹ hai bên để hai gia đình hiểu nhau nhiều hơn.

Suốt hành trình đó, vì bất đồng ngôn ngữ nên nhiều chuyện thú vị xảy đến. Tuy nhiên, về sau điều mọi người nhớ nhất chính là sự vui vẻ cùng các kỷ niệm của chuyến đi. Hai bố mẹ càng quý mến nhau hơn nữa.

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-2

Bản thân Thương là một mỹ nhân xinh đẹp!

Năm 2017, khi về Việt Nam cùng chồng và gia đình chồng, Thương cùng Dương tổ chức hôn lễ. Sau đó cô quay lại Thượng Hải tiếp tục học việc học tập. Khi đó, cô và chồng đều thống nhất rằng sau khi mua xong nhà, ổn định cả cuộc sống lẫn công việc thì mới bắt đầu tổ chức lễ cưới tại Thượng Hải.

“Mình nghĩ rằng khi có nhà cửa, công việc, cuộc sống ổn định thì đón bố mẹ và các bác sang chơi sẽ tiện hơn. Mẹ mình là người cả nghĩ nên mình muốn mẹ tận mắt thấy mình có cuộc sống ổn định thế nào, để mẹ đỡ lo”, Thương chia sẻ.

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-3

Một số hình ảnh tuyệt đẹp của hai vợ chồng.

Đám cưới ở địa điểm nổi tiếng nhất Thượng Hải

Ở đám cưới lần 2 này, Thương và chồng chọn địa điểm đối diện tháp truyền hình Đông Phương - một biểu tượng của TP Thượng Hải.

Thương học tập ở đây, chồng cô lại là người Thượng Hải nên họ chọn làm hôn lễ nơi này với mong muốn tháp Đông Phương là một minh chứng cho hôn nhân của cả hai.

Đám cưới ngoài trời được tổ chức vào 5 giờ chiều. Sau đó 8 giờ tối thì tổ chức ở sân khấu trong khách sạn.

Thương kể: “Chồng mình làm giảng viên nghệ thuật nên hôn lễ có sự tham dự của nhiều họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc và người thân hai bên, bạn bè của hai đứa. Bọn mình cũng tổ chức nhẹ nhàng, ấm cúng chứ không quá ồn ào náo nhiệt hay quy mô lớn”.

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-4

Đám cưới được tổ chức đối diện tháp truyền hình Đông Phương.

Sau khi kết hôn, cuộc sống của Thương rát hạnh phúc. Cô bày tỏ rằng bản thân thấy rất mãn nguyện.

“Chồng mình là người biết lo cho gia đình. Ngoài thời gian đi làm anh ấy thích nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và đọc sách. Bên này bạn bè của anh ấy đi đâu chơi cũng thường đi theo cặp nên chồng hay đưa mình theo. Thành ra mọi người thường nghĩ mình được đi du lịch nhiều nhưng thực tế không phải. Mình khá bận rộn với công việc nên chỉ các ngày lễ lớn, nghỉ dài ngày mới sắp xếp được đi chơi thôi”, Thương kể.

Hiện tại, Thương là “tay hòm chìa khóa” trong nhà. Chồng cô được vợ “phát” tiều tiên vặt hàng tháng. Tuy vậy, anh cũng nhiều lúc khiến Thương cảm động vì các món quà tặng. Ví dụ như đám cưới như cô mong muốn và chiếc túi Chanel có giá 90 triệu đồng khi họ qua Paris du lịch.

Nhiều người nói rằng Thương khác biệt hơn sau khi lấy chồng Trung Quốc. Tuy nhiên bản thân cô lại không nghĩ như vậy. Cô cho rằng ai trước và sau khi lấy chồng cũng có thay đổi dù là lấy chồng Việt hay chồng Trung hay nước nào khác. Thương tự nhận rằng mình thay đổi vì tìm được công việc yêu thích, phù hợp với năng lực chứ chẳng phải thay đổi sau khi cưới chồng Trung.

 

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-5

Thương có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc ở Trung Quốc.

Suốt 7 năm từ yêu cho đến cưới, cặp đôi chưa một lần cãi vã. Dương là người điềm đạm, nhún nhường, thích dỗ dành nên họ dường như chẳng mấy khi có xích mích.

Thương tâm sự: “Nói về quan điểm hôn nhân, bọn mình tin tưởng nhau. Chỉ cần có chút vấn đề khiến mình bất an, mình hỏi thì anh ấy trả lời rõ ràng rành mạch đến khi có đáp án chính xác thì thôi. Mình cũng không phải mẫu người suy đoán linh tinh khiến hai bên nghi ngờ đối phương”.

Bố mẹ chồng Thương cũng là những người rất tuyệt vời. Họ tuy đã có tuổi nhưng tư tưởng lại hiện đại và thoải mái. Từ khi về làm dâu, Thương nhận được nhiều tình yêu thương từ gia đình chồng. Thậm chí thương cho cô lấy chồng xa mà bố mẹ chồng luôn bù đắp cho con dâu.

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-6

Chuyện tình cô gái Việt và thầy giáo người Thượng Hải hơn 11 tuổi: Đám cưới cổ tích đối diện tháp truyền hình Đông Phương và cuộc sống như mơ trên đất Trung Quốc-7

Vợ chồng Thương chụp ảnh với bố mẹ hai bên trong đám cưới.

Thời đại bây giờ, nhiều người vẫn có giấc mơ lấy chồng ngoại quốc để thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, theo Thương, lấy chồng nước ngoài chưa bao giờ là điều dễ dàng. Yêu thì dễ, cưới nhau rồi về chung sống mới khó. Chung sống ở xứ người lại càng khó hơn.

“Nếu thật sự tình yêu giữa cả hai đủ lớn, các bạn có niềm tin vững chắc vào hôn nhân thì hãy tiến đến. Nếu nghĩ lấy chồng nước ngoài đổi đời thì sẽ rất khó bởi nhiều vấn đè khác nhau. Thay vì đổi đời bằng cách đó, tại sao chúng ta không tìm một công việc phù hợp, tự hoàn thiện bản thân mình. Chỉ khi bản thân tốt lên thì mọi thứ cũng sẽ như thế mà tiến về phía trước”.

Đúng là một câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp của cô gái Việt và anh chàng giảng viên tại Thượng Hải. Cùng chúc cho Thương ngày càng có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc hơn nữa trong cuộc sống này nhé!

 

THEO NHỊP SỐNG VIỆT 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/chuyen-tinh-co-gai-viet-va-thay-giao-nguoi-thuong-hai-hon-11-tuoi-dam-cuoi-co-tich-doi-dien-thap-truyen-hinh-dong-phuong-va-cuoc-song-nhu-mo-tren-dat-trung-quoc-22202129519534846.htm

chuyện tình yêu


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.