Tìm hoà bình cho "chiến tranh lạnh"

“Chiến tranh lạnh” không chỉ làm đau những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình. Làm thế nào để sớm... tái lập hòa bình?

“Chiến tranh lạnh” khôngchỉ làm đau những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới những thành viênkhác trong gia đình. Làm thế nào để sớm... tái lập hòa bình?

Hôn nhân là một thách thức lớn, càng khôngphải là một hành trình đi tìm một sự kết hợp hoàn hảo giữa hai con ngườihoàn hảo. Có chăng chỉ là phải làm thế nào để dung hòa mà thôi.

1. Bình tĩnh

Luôn tỉnh táo để nhớ rằng, bạn đang bực tức bạn đời chuyện này nhưng bạnvẫn luôn yêu họ. Đừng “chuyện nọ xọ chuyện kia” khiến cuộc chiến trở nêncăng thẳng. Nếu thật sự bạn không thay đổi thái độ của mình về vấn đềgây tranh cãi, nguyên nhân gây ra xung đột, hay mong muốn gia đình trởlại êm ấm, thì mọi việc sẽ đi rất xa. Vì thế, có nóng giận tới mấy cũngnên kìm lòng.
Tìm hoà bình cho "chiến tranh lạnh"

Luôn tỉnh táo để nhớ rằng, bạn đang bực tức bạn đời chuyện này nhưng bạn vẫn luôn yêu họ

2. Đặt mình vào vị trí người kia

Bạn luôn tin rằng mình hoàn toàn đúng và người khác sai lè, lúc đó khảnăng giải quyết cuộc chiến này là không thể. Điều rất quan trọng là bạnphải biết lắng nghe người khác và cố gắng nhìn vấn đề dưới góc nhìn củahọ. Nó có thể là góc nhìn bạn không đồng ý, nhưng mọi người luôn cóquyền có quan điểm của mình và bạn nên tôn trọng điều đó.

3. Đừng nói “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”

Thật khó chịu khi nghe đối phương nói rằng “anh/ em luôn luôn” hay“không bao giờ” thế này thế kia. Không có ai “luôn luôn” hoặc “không baogiờ” làm việc gì đó. Dùng những cách diễn đạt chỉ sự tuyệt đối như thếlà vô tình quy kết bạn đời của mình là kẻ không ra gì. Thay vì vậy, bạncó thể nói “hầu hết thời gian” hay “hầu như không”, ý không thay đổi,nhưng sẽ giảm nhẹ đi nhiều mức độ cuộc cãi vã.

4. Không dùng vũ lực

Nhiều người, do không giữ được bình tĩnh đã thượng cẳng tay, hạ cẳngchân. Điều này sẽ khiến cuộc cãi vã khó có thể tìm được hồi kết. Nếu cảmthấy không chịu đựng nổi, hãy im lặng và đi đâu đó một mình. Bạn vàngười kia sẽ thấy bình tĩnh hơn và có thể suy xét lại mọi việc thấu đáo.

5. Đừng cố gắng kéo người trongnhà về “phe” bạn

"Phe cánh" làm cho “cuộc chiến” của vợ chồng có thể lên tới đỉnh điểm.Người kia sẽ thấy mình cô độc và càng làm lớn chuyện, trong khi đó bạncó thể hỉ hả vì có đồng minh nhưng thực tế là mọi việc sẽ trở nên khógiải quyết. Lúc này, hãy đặt mình vào vị trí của bạn đời, bạn sẽ hiểucảm giác để điều chỉnh bản thân hơn.

6. Sử dụng nhân tố thứ ba

Tìm hoà bình cho "chiến tranh lạnh"



"Chiến tranh" mãi không kết thúc mà cả hai đều bứt rứt, khó chịu, tạisao lại không nghĩ tới một cách hòa giải khác. Email, một bức thư, haymột cuộc hẹn hò như thời còn yêu nhau… không phải là ý kiến tồi. Hoặcbạn có thể nhờ tới bố mẹ, anh chị hay con cái vào cuộc, nhưng đừng làmnhư việc kéo "đồng minh". Đừng quên rằng người thân cũng là sợi dây liênkết trong cuộc chiến của hai bạn.

Tất nhiên, bạn không nên cãi lộn với"người kia" trước mặt người thân. Cho dù bạn đúng hay sai, mọi ngườicũng sẽ nhìn nhận khác và cảm thấy không dễ chịu chút nào.

Con cái là sợi dây liên kết giữa bố và mẹ

7. Khi sai, hãy thừa nhận

Điều này không hề đơn giản, khi mà cơn nóng của bạn vẫn bừng bừng. Thêmvào đó, khi thấy bạn đời cũng đang cau có, gắt gỏng, bạn lại càng hiếuthắng. Lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng “xuống nước”, biết nhận lỗi nếumình sai. Như thế, không những chiến tranh dứt mà bạn đời cũng sẽ nể bạnhơn và cảm thấy mình được tôn trọng.

8. Hãy biết đùa một chút

Những câu đùa nhẹ nhàng như “Trông em mặt đỏ tía tai hóa ra lại xinh”hay “Cưng ơi, nóng quá, cẩn thận sắp cháy nhà rồi”, sẽ khiến người bạnđời dù đang phừng phừng cũng phải ngừng lại một lúc. Chớp thời cơ này,có thể nói chuyện ngọt ngào hơn để giải quyết vấn đề. Có ai không thíchsự ngọt ngào chứ?!

Cũng đừng quên nở một nụ cười thật tươi khi đùa như thế. Bộ mặt cau cóchỉ khiến người đối diện thêm chán nản. Đôi khi, muốn ngừng cuộc chiến,một nụ hôn thật ngọt cũng rất tuyệt. “Cơm sôi nhỏ lửa”, những nỗ lực củabạn trong các vấn đề tranh cãi hay các cuộc xung đột vợ chồng chắc chắnsẽ đưa lại những hiệu quả như ý.

Theo An Nhi
Đẹp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.