Về quê nội ở cữ, thấy mẹ chồng giặt quần áo cho con dâu đẻ, em chồng có hành động không thể chấp nhận được

Về quê chồng ở cữ, nếu như bố mẹ anh rất thoải mái tốt bụng thì tôi ức chế và không thoải mái với em chồng ghê gớm.

Lúc 2 đứa cưới nhau dù ở nhà trọ trên thành phố đi làm nhưng mỗi tháng về quê tôi vẫn biếu bố mẹ 3 triệu đồng. Những lần đó, tôi cho em chồng 1 triệu. Bởi tôi biết em mới 19 tuổi, đang học cao đẳng ở gần nhà nên cũng không có tiền chi tiêu. Những lúc ấy em quý chị dâu ra mặt và vui vẻ mỗi lần tôi về quê.

Lúc tôi mang bầu, dù phải chi tiêu nhiều thứ tốn thêm 1 khoản tiền bồi bổ, thuốc thang, thăm khám thai định kỳ... tôi vẫn cố gắng gửi tiền về biếu bố mẹ và em ấy không thiếu 1 đồng. Bố mẹ chồng thấy vậy còn bảo:

“Con không phải cho cái Nga tiền nữa, để tiền ấy mà đi đẻ hay mua bỉm sữa sau này”.

Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy tự lo được nên vẫn cho em đều đặn hàng tháng.

Khi tôi sinh con, do là con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm, quê ngoại lại ở xa nên sau sinh là mẹ chồng đón ngay 2 mẹ con tôi về quê ở cữ. Chồng tôi vẫn ở thành phố đi làm, tháng mới về nhà thăm vợ con 1-2 lần, còn nhờ cậy hết vào ông bà nội chăm sóc.

Về quê nội ở cữ, thấy mẹ chồng giặt quần áo cho con dâu đẻ, em chồng có hành động không thể chấp nhận được-1

Thời kỳ này nghỉ sinh không kiếm ra tiền, tôi buộc phải cắt hết các khoản tiền biếu bố mẹ và em chồng. Cũng vì bị cắt tiền trợ cấp đột ngột mà em chồng thái độ với chị dâu mọi người ạ.

Hàng ngày bố chồng tôi đi làm từ sáng đến tối, ở nhà chỉ có mẹ chồng chăm con dâu từng bữa cơm cữ đến giặt giũ, tắm cho em bé. Còn em chồng mang tiếng 19 tuổi nhưng mỗi khi đi học, đi chơi về cũng chẳng buồn sang phòng chị dâu hỏi thăm hay chơi với cháu. Thậm chí em còn để ý chị dâu ở cữ từng ly từng tý.

Thấy mẹ cho chị dâu ăn ngon và ăn các bữa phụ trong ngày, em chồng bĩu môi:

“Bà đẻ mà được ăn ngon thế kia á, mỗi bữa như này nhà mình phải tốn bao tiền vậy mẹ?”.

Mẹ chồng mắng em hỗn và quát:

“Không phải việc của cô phải lo, hỗn vừa thôi chứ, tiền ăn hàng tháng của chị dâu, anh trai đã gửi đầy đủ hết rồi, anh chị đưa cho bố mẹ 1 tháng 15 triệu cơ”.

Khi tôi đầy tháng, em ấy thường xuyên không vừa mắt với việc mẹ vẫn phải chăm sóc chị dâu hàng ngày. Cứ thấy mẹ làm là em làu bàu:

“Làm như 1 mình chị ta ở cữ không bằng, có chân tay chứ có què cụt đâu, hết cữ từ lâu rồi, hầu hạ rồi quen nếp thành lười”.

Mẹ chồng sợ tôi buồn nên nói em ấy còn nhỏ, chưa hiểu chuyện đừng chấp lời. Tôi cũng nghĩ vậy nên không đôi co lại để giữ hòa khí gia đình.

Tháng thứ 2 ở cữ, chắc do ở quê nội sau sinh có cô em chồng như vậy nên tâm lý của tôi không thoải mái thành ra bị ít sữa dần đi. Tôi phải tìm đủ mọi cách từ ăn uống đến chườm nóng, hút sữa, uống thuốc lợi sữa... nhưng chưa hiệu quả nên càng stress không ngủ được. Điều này khiến người mệt mỏi dù tôi đã cố gắng tự làm mọi việc hàng ngày, ít nhờ cậy đến mẹ chồng nữa.

Đầu giờ chiều qua mệt quá nên tôi ngủ thiếp đi, mẹ chồng vào thấy chậu quần áo của con dâu vẫn chưa giặt nên bà mang đi giặt giúp. Vừa giặt xong, tôi thấy bà bê lên sân để phơi thì đúng lúc em chồng về. Thấy mẹ đang phơi quần áo, em lấy chân đá đổ ngay chậu quần áo bà vừa giặt rồi bảo:

“Hết cữ rồi, khỏe chân khỏe tay thì tự đi mà giặt đi, việc gì lại phải đến mẹ hầu”.

Khỏi phải nói, mẹ chồng thấy em hỗn láo quá nên tát cho 1 cái vào má. Bà còn chỉ tay vào mặt em bảo:

“Còn cô cũng phải lấy chồng đấy, liệu đường mà ăn ở với chị dâu, còn trẻ mà đã ích kỷ và láo quá rồi”.

Ở trong nhà nghe cuộc đối thoại của 2 người mà tôi thấy vừa được an ủi vừa buồn. Tôi thấy thật may mắn khi có mẹ chồng tốt, luôn đứng về phía mình.

Mẹ chồng bảo đang ở cữ đừng có để ý những điều không hay, cứ tập trung ăn nhiều và thoải mái tinh thần để sữa về cho con thoải mái bú mẹ là được. Mẹ chồng sốt ruột mua chân chó về hầm với gạo nếp và lá đinh lăng hoặc hầm đu đủ cho tôi ăn nhiều sữa. Nhưng tôi nghe nói ăn nhiều chân chó sẽ bị nóng phải không. Không biết ăn chân chó để nhiều sữa sau sinh cần phải lưu ý gì?

Ăn chân chó để nhiều sữa sau sinh cần chú ý gì?

Mặc dù các món ăn từ chân chó rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng lợi sữa rất tốt nhưng không phải bà mẹ sau sinh nào cũng có thể sử dụng được, mẹ cần chú ý những điều sau:

- Mẹ bỉm bị béo phì hoặc tăng cân quá nhanh không nên ăn quá nhiều thịt chó và chân chó, do trong loại thực phẩm này rất giàu chất béo và protein. Nếu mẹ ăn với số lượng nhiều có thể dẫn tới việc tăng cân khó kiểm soát, từ đó làm gia tăng nguy cơ mẹ bị một số bệnh như  tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.

- Cũng vì chứa hàm lượng chất béo và chất đạm cao nên những mẹ có cơ địa bị nóng trong người, bị khó tiêu, táo bón cũng không nên ăn chân chó và các loại đồ ăn có nhiều thịt chó. Nếu trót ăn nhiều chân chó thì mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và tăng cường vận động để có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Phụ nữ sau sinh nở không nên ăn chân chó vào buổi tối gần lúc đi ngủ mà nên ăn trong thời gian ban ngày. Vì buổi tối, cơ thể ít vận động hơn, chuyển hóa trong cơ thể giảm, do vậy mẹ bỉm sữa ăn chân chó vào buổi tối sẽ dẫn tới khó tiêu hóa hơn, mẹ sẽ cảm thấy trong người khó chịu, làm mẹ khó ngủ hơn.

- Nên lựa chọn chân chó từ những chú chó còn khỏe mạnh, không bị bệnh tật, ốm yếu và nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt tránh những nguồn cung cấp chân chó không đảm bảo, những chú chó chết do bị đánh bả rất nguy hiểm tới sức khỏe mẹ sau sinh.

- Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho nguồn sữa mẹ, mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa  giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con.

 

Theo Báo PNTĐ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/ve-que-noi-o-cu-thay-me-chong-giat-quan-ao-cho-con-dau-de-em-chong-co-hanh-dong-khong-the-chap-nhan-duoc-c73a29607.html

mẹ chồng


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.