- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đêm kịch tính lịch sử tại Ai Cập
Chính trường Ai Cập trải qua một đêm với những cảm xúc trái ngược. Người biểu tình chuẩn bị ăn mừng vì cho rằng Tổng thống Mubarak chắc chắn từ chức, nhưng ông vẫn "thách thức" họ khiến cả Mỹ cũng hết kiên nhẫn.
Chính trường Ai Cập trải quamột đêm với những cảm xúc trái ngược. Người biểu tình chuẩn bị ăn mừng vì chorằng Tổng thống Mubarak chắc chắn từ chức, nhưng ông vẫn "thách thức" họ khiếncả Mỹ cũng hết kiên nhẫn.
Biển người tại Quảng trườngTahrir ở Cairo đêm qua đã hào hứng trước niềm tin gần như chắc chắn rằng Tổngthống Mubarak sẽ từ chức ngay trong đêm trước sức ép của họ. Kịch bản ăn mừngđược chuẩn bị sẵn và nhiều nhà quan sát nước ngoài cũng dự đoán rằng Mubarak sẽ"nhổ neo" sau 30 năm cầm quyền.
Nhưng bầu không khí phấn khíchsớm bị dập tắt hoàn toàn khi ông Mubarak xuất hiện trên truyền hình. Ông khiếntất cả "ngã ngửa" khi tuyên bố sẽ vẫn tại vị và không rời đất nước bất chấp sứcép. Ông chỉ thừa nhận yêu sách của người biểu tình là hợp pháp và cam kết chuyểngiao một số quyền hành cho phó tổng thống Omar Suleiman.
Đám đông biểu tình ở Cairo vàkhắp Ai Cập như bị dội một gáo nước lạnh và sự phấn khích chờ đợi chiến thắngcủa họ lập tức chuyển thành sự phẫn nộ. Họ cảnh báo đất nước sẽ bùng nổ bạo lựcvà tìm mọi cách kêu gọi quân đội đứng hẳn về phe mình để "giải quyết nhanh" sốphận chính trị của Tổng thống Mubarak.
Người biểu tình tại quảng trường Tahrir tức giận vì tổng thống Mubarak không từ chức đêm qua. Ảnh: AFP |
Rạn nứt quyết định
Trong khi đó, át chủ bài giúp ôngMubarak tại vị là lực lượng quân đội cũng bắt đầu có những diễn biến nhanhchóng. Mất sự ủng hộ của quân đội đồng nghĩa với việc sự nghiệp chính trị kéodài 3 thập kỷ qua của ông sẽ chấm dứt. Nhưng đêm qua mối quan hệ sống còn nàycủa Mubarak đã có rạn nứt và đây có thể là bước ngoặt của tình hình hiện nay.
Vài giờ trước bài phát biểu củaông Mubarak, Hội đồng Tối cao quân đội Ai Cập gồm các tướng lĩnh cấp cao do Bộtrưởng Quốc phòng Hussein Tantawi đứng đầu tuyên bố họ đã thực sự "dấn thân" đểđảm bảo an ninh cho đất nước. Thông điệp này có tên gọi "Thông cáo số một" nênđược hiểu như chỉ dấu về một cuộc đảo chính và đô đốc Tantawi cùng các tướnglĩnh đang nắm quyền kiểm soát đất nước.
Tuyên bố của ông Tantawi đượcphát trên truyền hình quốc gia với hình ảnh ông ngồi ghế chủ toạ một hội đồnggồm hàng chục tướng lĩnh cao cấp nhất. Tổng thống Mubarak và Phó tổng thốngSuleiman, một cựu tướng lĩnh và giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, không có mặttrong sự kiện này, càng cho thấy sự rạn nứt giữa quân đội với chính quyền.
Các tướng lĩnh Ai Cập còn phát đithông điệp với đám đông hàng trăm nghìn người đang nêm chặt quảng trưởng TahrirCairo rằng tất cả yêu sách của họ sẽ sớm được đáp ứng. Tín hiệu này khiến ngườibiểu tình vui sướng với ý nghĩ đã đến lúc chuẩn bị ăn mừng chiến thắng vì ôngMubarak sẽ từ chức ngay trong đêm.
Nhưng những gì diễn ra sau đó lạihoàn toàn trái với tuyên bố của quân đội. Người biểu tình chỉ biết ôm đầu vàphẫn nộ khi ông Mubarak lên truyền hình tuyên bố không từ chức. Sự rạn nứt vàkhác biệt giữa quân đội và Tổng thống Hosni Mubarak đã thực sự lộ rõ. Điều nàydẫn đến nhận định ông có thể sẽ mất sự ủng hộ của lực lượng mang tính quyết địnhnày.
Phe đối lập cũng không bỏ lỡ cơhội để khoét sâu vào sự khác biệt đang xuất hiện giữa quân đội và tổng thống.Chính trị gia từng đoạt giải Nobel Hoà bình Mohamed ElBaradei thuộc phe đối lậpkêu gọi quân đội "phải bảo vệ đất nước ngay từ bây giờ" vì Ai Cập sẽ nổ tung dosự thách thức người dân của ông Mubarak.
Cho đến sáng nay, quân đội Ai Cậpvẫn chưa có phản ứng nào sau tuyên bố tại vị của Tổng thống Mubarak, bất chấp ýkiến rõ ràng của họ. Trong khi đó, người biểu tình thể hiện sự tức giận bằngcách tuyên bố sẽ tập hợp một cuộc biểu tình còn rầm rộ hơn trong ngày thứ sáu.Do vậy, đêm qua chắc chắn vẫn chưa phải là thời điểm kịch tính nhất trong tìnhhình Ai Cập hiện nay.
Mỹ hết kiên nhẫn
Ngay sau thông điệp tại vị củaông Mubarak, Tổng thống Mỹ Barack Obama lập tức ra tuyên bố thể hiện thái độ gaygắt nhất kể từ đầu cuộc biểu tình tại Ai Cập. Ông chủ Nhà Trắng không nêu đíchdanh Mubarak nhưng chỉ trích chính phủ Ai Cập đã không "thúc đẩy con đường tiếntới dân chủ một cách rõ ràng và đáng tin cậy", đồng thời có thái độ lập lờ vớingười dân.
Giới phân tích cho rằng tuyên bốcủa Obama thể hiện sự hết kiên nhẫn và thất vọng của Washington đối với Mubarak."Có quá nhiều người Ai Cập vẫn không tin rằng chính phủ thực sự muốn chuyển tiếplên dân chủ. Người dân Ai Cập được nói rằng sẽ có một cuộc chuyển đổi trongchính quyền, nhưng vẫn chưa có gì rõ ràng rằng việc này sẽ diễn ra ngay lậptức", BBC dẫn lời tổng thống Mỹ.
Thái độ của Washington đối vớichính phủ Mubarak đang bị người dân phản đối tại Ai Cập cũng cho thấy mối quanhệ đồng minh đã hết thời. Giai đoạn Mubarak được Nhà Trắng coi như một trụ cộttrong chiến lược của Mỹ tại Trung Đông cũng như thế giới Ảrập đã thực sự trởthành quá khứ qua cái cách mà Washington đang thể hiện trước diễn biến tại AiCập.
Mỹ cũng không còn úp mở về ý muốnchế độ Mubarak sớm ra đi bằng sự can thiệp ngày càng sâu vào tình hình Ai Cập,với lời kêu gọi chính phủ nước này đẩy nhanh tốc độ và mức độ chuyển đổi chínhtrị mà Washington nhấn mạnh là "con đường tiến tới nền dân chủ".
Sức mạnh tại Ai Cập hiện nghiêngvề phe biểu tình của người dân nên việc Mỹ tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của họcũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lợi ích của Mỹ tại Ai Cập sẽ bị đe doạ nếu chế độMubarak bị lật đổ theo kiểu cưỡng chế và lực lượng Hồi giáo cực đoan trỗi dậysau nhiều năm bị kiểm soát. Do đó kịch bản mà Washington mong đợi nhất chính làviệc chính phủ Ai Cập tự thay đổi bằng cách ông Mubarak tự nguyện ra đi.
Theo Đình Nguyễn
Vnexpress
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.